Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước

Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào tạo, xác định phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. 

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình (tiền thân là Trường Thanh niên Lao động Xã hội chủ nghĩa Hòa Bình) được thành lập từ năm 1958. Với nhiệm vụ đào tạo trình độ học vấn bậc THPT cho con em dân tộc thiểu số ở các huyện, các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Từ khi thành lập đến nay, các thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức nhà trường đó vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong những  năm gần đây các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên và học sinh nhà trường đã có nhiều cố gắng vươn lên trong giảng dạy và học tập, xây dựng nhà trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Để phấn đấu xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia, những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường đó tập trung chỉ đạo rà xét từng tiêu chí, tiêu chí nào chưa đạt theo các tiêu chí quy định của trường chuẩn quốc gia, kịp thời tham mưu với các cấp, các ngành giúp đỡ tháo gỡ khó khăn để đạt được tiêu chí đó. Một trong những tiêu chí quan trọng nhà trường xác định phải sớm hoàn thành đó là cho đội ngũ giáo viên đi học nâng cao trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đồng thời, tập trung đi vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục hàng năm. 

doc 20 trang Bảo Giang 30/03/2023 6640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước
Phần thứ nhất
 ĐẶT VẤN ĐỀ
	Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào tạo, xác định phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.	
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình (tiền thân là Trường Thanh niên Lao động Xã hội chủ nghĩa Hòa Bình) được thành lập từ năm 1958. Với nhiệm vụ đào tạo trình độ học vấn bậc THPT cho con em dân tộc thiểu số ở các huyện, các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Từ khi thành lập đến nay, các thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức nhà trường đó vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong những năm gần đây các thầy cô giáo, cán bộ công nhân v..., tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập nhìn chung còn hạn chế về tác dụng, công tác quản lý và sử dụng quỹ tại một số đơn vị chưa khoa học, kết quả đạt được còn chưa cao... 
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng, quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục nói chung, và trực tiếp là Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình. Tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp quản lý, Thu - chi quỹ tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình". Góp phần thực hiện " Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo" nhằm "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước".
Phần thứ hai
NỘI DUNG
I- CƠ SỞ KHOA HỌC, LÝ LUẬN.
	Trong điều kiện nền kinh tế gồm có: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì tài sản trên lãnh thổ Việt Nam thuộc các hình thức sở hữu khác nhau: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. tài sản chủ yếu tồn tại dưới hình thức tiền và hiện vật, và để dược quản lý, sử dụng theo những quy định nhất định. Trong thời gian chưa sử dụng, tài sản nhà nước, tập thể và các tổ chức dưới hình thức bằng tiền do thủ quỹ trực tiếp quản lý.
1- Khái niệm Thủ quỹ.
Thủ quỹ là nhân viên được thủ trưởng đơn vị lựa chọn và giao nhiệm vụ quản lý quỹ của đơn vị, sinh hoạt chuyên môn tại phòng Tài chính Kế toán, với chức danh -Nhân viên Thủ quỹ. Thủ quỹ có chức trách là cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời Thu - chi - Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ quỹ; báo cáo khi cần cho lãnh đạo đơn vị, Kế toán trưởng khi cần thiết.
- Vai trò của Thủ quỹ.
 Thủ quỹ có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý quỹ của cơ quan tổ chức, do đó công tác thủ quỹ không nên xem nhẹ, ngược lại cần được các cơ quan, tổ chức, nhất là người đứng đầu cơ quan tổ chức hết sức quan tâm.
2- Kỹ năng, biện pháp nghiệp vụ của một Thủ quỹ.
2.1- Kiểm tra h...iêng phải bố trí thủ trưởng đơn vị để bố trí người được thay thế.
- Khóa sổ quỹ, niêm phong két trước khi ra về.
- Cuối mỗi tháng thủ quỹ phải lập biên bản kiểm kê số tiền tồn quỹ có xác nhận của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.
2.3- Mở sổ, ghi sổ và bảo quản Sổ quỹ tiền mặt.
Sổ quỹ phải được ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ, ngày, tháng, năm khóa sổ; có chữ ký của người lập sổ, kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị, số trang, đóng dấu giáp lai sổ.
Sổ quỹ phải có các nội dung chủ yếu sau: ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ. Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ phát sinh, số tiền phát sinh, số dư đầu kỳ,số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
2.3.1- Mở sổ.
Sổ quỹ của Thủ quỹ phải được mở từ đầu năm, ghi đầy đủ nội dung ở trang đầu, đánh số trang, Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý và sử dụng sổ. Khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác thì phải bàn giao Sổ quỹ cho người kế nhiệm.
2.3.2- Cách thức ghi chép.
Căn cứ vào phiếu Thu -chi, phiếu tạm ứng để ghi vào cột tương ứng trong Sổ Quỹ. Phiếu Thu - chi, tạm ứng phải theeo đúng thứ tự phát sinh và theo trình tự thời gian.
Không được sử dụng bút mực đỏ để ghi trong Sổ Quỹ. Thông tin số liệu trên Sổ Quỹ phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên và phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi; khi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
Nếu đã ghi sai, dùng thước kẻ gạch bỏ phần sai và ghi lại vào dòng kế tiếp; không ghi chồng lên gạch bỏ. 
Cuối trang cộng trang ở cột thu và chi nơi dòng quy định. Cuối ngày, khóa sổ và cộng ngày ở cột Thu- Chi - Tồn quỹ; Ghi số tiền bằng chữ, kế toán, thủ quỹ cùng ký xác nhận số dư.
Sổ quỹ phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ quỹ phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
Việc

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_dap.doc