Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở trường Tiểu học Nhuận Trạch

 

Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. 

Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm mà chỉ qua quá trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, của Đoàn, Đội đưa ra. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua việc nhận thức sâu sắc về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp; được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Phong trào thi đua trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích cực. 

doc 18 trang Bảo Giang 30/03/2023 1860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở trường Tiểu học Nhuận Trạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở trường Tiểu học Nhuận Trạch

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở trường Tiểu học Nhuận Trạch
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NHUẬN TRẠCH
SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHẰM 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NHUẬN TRẠCH
	Tác giả: Hoàng Thị Vĩnh
	Trình độ chuyên môn: Đại học
	Chức vụ: Giáo viên
	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nhuận Trạch
NHUẬN TRẠCH NĂM 2017
NHUẬN TRẠCH NĂM 2017
 L¸ HuÖ T©y 
LỜI CAM ĐOAN
	Tôi xin cam đoan Sáng kiến: “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở trường Tiểu học Nhuận Trạch” do cá nhân tôi tự học tập, nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm trong nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Nhuận Trạch để viết ra. Tôi hoàn toàn không sao chép, sử dụng sáng kiến của người khác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
	Nhuận Trạch, ngày 23 tháng 5 năm 2017
	Người cam đoan
 Hoàng Thị Vĩnh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, các Ban ngành đoàn thể ở địa phương, các đồng chí đồng nghiệp khối lớp năm cùng các ...ng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. 
Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm mà chỉ qua quá trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, của Đoàn, Đội đưa ra. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua việc nhận thức sâu sắc về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp; được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Phong trào thi đua trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích cực. 
Là giáo viên công tác trong ngành giáo dục được 24 năm; cũng chừng ấy năm làm công tác chủ nhiệm, tôi mạnh dạn chọn viết sáng kiến: “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở trường Tiểu học Nhuận Trạch”. 
Thông qua sáng kiến, tôi mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân cùng các bạn đồng nghiệp. Từ đó để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng.
\
Phần thứ hai
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ, tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, Liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội TNTP...ện vẫn còn tồn tại một số giáo viên thiếu kinh nghiệm; sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vẫn còn một số tập thể học sinh chất lượng văn hoá và năng lực, phẩm chất thấp và không chú ý đến các phong trào thi đua của nhà trường đề ra. 
Các giải pháp thực hiện sáng kiến
Trong nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã có những thất bại và những thành công nhất định. Từ những thất bại và những thành công đó, tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm và những cách làm giúp cho công tác chủ nhiệm lớp đạt được yêu cầu mong muốn. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm tôi đưa ra 5 biện pháp dưới đây. 
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp 
- Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp và qua phụ huynh. 
- Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: 
+ Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn;
+ Học sinh khuyết tật;
+ Học sinh các biệt về đạo đức;
+ Học sinh nhận thức chậm;
+ Học sinh có những năng khiếu đặc biệt.
* Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn tôi vận động học sinh trong lớp ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập. Quan tâm chia sẻ giúp đỡ, gần gũi, quan tâm động viên các em vươn lên trong học tập. Tôi báo cáo về hoàn cảnh của các em với nhà trường và các em đã nhận được sự quan tâm của nhà trường ,hội phụ huynh và các đoàn thể khác. 
* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: 
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em và tôi nhận thấy: Những em này gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo.Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được 
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nh.doc