Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Hòa Sơn B

CHƯƠNG I

 ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng còn có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thật vậy, ngoài việc học tập thì việc rèn luyện đạo đức của mỗi người học sinh là vô cùng quan trọng. Nói đến đức người ta có thể dễ dàng hiểu đó là những kỹ năng sống sao cho có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Kỹ năng sống là điều hết sức quan trọng với tất cả mọi người, chứ không riêng gì học sinh. Tuy nhiên, học sinh là đối tượng thường được nói đến đầu tiên trong việc giáo dục kỹ năng sống, bởi trên thực tế cho thấy hiện nay kỹ năng sống của các em học sinh đang là vấn đề rất đáng quan tâm. 

Hiện tượng học sinh nói trống không, nói tục, chửi bậy vẫn diễn ra trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Học sinh chỉ chào thầy cô giáo dạy mình hoặc không chào cũng đang xảy ra ngày một nhiều hoặc nhiều em thiếu kỹ năng làm việc nhà, kỹ năng tự phục vụ; thiếu tự tin trong giao tiếp....

Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống cho các em ở trường tiểu học còn thấp và nhiều hạn chế. Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc. Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa có sự sáng tạo, chưa có biện pháp cụ thể, chưa có năng lực để tổ chức hoạt động ngoài giờ, còn khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn luyện kiến thức, kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học. Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho hoạt động goài giờ lên lớp bởi việc này thường mất nhiều thời gian, nếu tổ chức không tốt sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí; có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết. Thế nên cơ hội để đưa việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vào các hoạt động ngoài giờ là rất ít.

doc 19 trang Bảo Giang 30/03/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Hòa Sơn B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Hòa Sơn B

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Hòa Sơn B
CHƯƠNG I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng còn có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thật vậy, ngoài việc học tập thì việc rèn luyện đạo đức của mỗi người học sinh là vô cùng quan trọng. Nói đến đức người ta có thể dễ dàng hiểu đó là những kỹ năng sống sao cho có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Kỹ năng sống là điều hết sức quan trọng với tất cả mọi người, chứ không riêng gì học sinh. Tuy nhiên, học sinh là đối tượng thường được nói đến đầu tiên trong việc giáo dục kỹ năng sống, bởi trên thực tế cho thấy hiện nay kỹ năng sống của các em học sinh đang là vấn đề rất đáng quan tâm. 
Hiện tượng học sinh nói trống không, nói tục, chửi bậy vẫn diễn ra trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Học sinh chỉ chào thầy cô giáo dạy mình hoặc không chào cũng đang xảy ra ngày một nhiều hoặc nhiều em thiếu kỹ năng làm việc nhà, kỹ năng tự phục vụ; thiếu tự tin trong giao tiếp....
Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống cho các em ở tr...cho trẻ như thế nào cho hiệu quả, thu hút được trẻ và các bậc phụ huynh luôn là vấn đề trăn trở của các nhà trường, của những người làm công tác giáo dục và của toàn xã hội hiện nay.
Qua nhiều năm dạy học và làm công tác quản lý trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn và các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khóa của trường tiểu học Hòa Sơn B. Tôi đã rút ra một vài biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Hòa Sơn B”
CHƯƠNG II
 NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Thực hiện chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT, ngày 5/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động, giáo dục cho học sinh; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Chính vì thế trong những năm gần đây trường Tiểu học Hòa Sơn B đã chú ý đến việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Tập trung rèn luyện cho học sinh ý thức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp, giáo dục kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thể hiện qua các cách thức hoạt động như:
- Tích hợp vào nội dung các bài học ở các môn học trên lớp.
- Thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Có thể khẳng định: Kỹ năng sống là một việc làm quan trọng, giúp các em học sinh tự tin khi bước vào cuộc sống tương lai. Dạy trẻ kĩ năng sống là điều rất cần thiết đặc biệt đối với trẻ ở bậc tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội, rất cần hoàn thiện và phát triển các kĩ năng sống cho riêng mình. Chính những kĩ năng sống mà các em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Nếu ngay từ bậc tiểu...:
+ Nhóm kỹ năng giao tiếp - hòa nhập cuộc sống.
+ Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động - vui chơi giải trí.
Như vậy, kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả... Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì ?
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp (theo chương trình, kế hoạch dạy học). Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.
Vì thế Giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được đánh giá là hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông, nó được quy định trong chương trình chính khóa của các trường tiểu học và là yêu cầu bắt buộc cho mọi đối tượng học sinh, mỗi học sinh cần tham gia tối thiểu 4 tiết/ tháng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung tự chọn sao cho phù hợp với học sinh, với nhà trường, với địa phương có nghĩa là tùy điều kiện của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường hay đặc điểm văn hóa của địa phương mà nhà trường có thể lựa chọn những hoạt động phù hợp và hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh.
Nội dung của giáo dục ngoài giờ lên lớp

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.doc