Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người cha già kính yêu của dân tộc luôn dành nhiều tình cảm cho thiếu niên, nhi đồng cả nước. ‘‘ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không là nhờ vào công học tập của các cháu’’- Đấy là điều mà Bác hằng mong ước.
Với vai trò là một người giáo viên tiểu học, tôi cũng hi vọng những người học trò của mình không những học giỏi mà sau này phải là người công dân có ích, phải biết áp dụng kiến thức đã học góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Học cái gì phải vận dụng được cái đó vào cuộc sống đấy mới là điều quan trọng. Hơn hai năm qua tôi luôn trăn trở về vấn đề này.
Chính vì thế quan điểm giáo dục có giá trị lớn ‘‘Học đi đôi với hành’’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là kim chỉ nam soi đường chỉ lối giúp tôi tìm ra hướng đi cho mình. Đây là cơ sở khoa học, phương pháp luận biện chứng và là quy luật sự phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển nên giáo dục Việt Nam hiện đại, tương lai. Quan điểm đúng đắn này có quan hệ chặt chẽ với quan điểm ‘‘Lý luận gắn với thực tế’’. Người chỉ ra lý luận phải đem ra thực hành, thực hành phải nhằm vào lý luận . Lý luận như mũi tên, thực hành như đích bắn. Có tên mà không bắn hoặc bắn lung tung cũng như không. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng mà không biết vận dụng thì lý luận cũng vô ích.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh
MỤC LỤC Nội dung Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN 1: Lý lịch PHẦN 2: NỘI DUNG A. MỞ ĐẦU : I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lí do chọn đề tài 2. ý nghĩa của đề tài 3. Phạm vi nghiên cứu II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1.Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn 3. Phương pháp nghiên cứu B. NỘI DUNG I. Mục tiêu II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu III. Mô tả một số giải pháp IV. Khả năng ứng dụng, triển khai V. Lợi ích kinh tế , xã hội VI. Kết quả C. PHẦN KẾT THÚC I. NHỮNG KẾT LUẬN CHUNG: II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG: III. NHỮNG Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 5 5 5 6 6 7 10 11 32 32 32 35 36 36 38 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HĐTNST Học sinh HS Thị trấn TT Giáo viên GV Kĩ năng KN Kĩ năng làm việc nhóm KNLVN PHẦN 1: LÝ LỊCH Họ và tên tác giả : Ngô Thị Hồng Doan Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Yên Mỹ II Tên sáng kiến : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng..., năng lực và phẩm chất thì việc đổi mới cách tổ chức các hoạt động trong mỗi giờ dạy của từng môn cần đặt lên hàng đầu. Tăng cường hoạt động trải nghiệm trong tiết học đã tạo ra tâm thế mới trong công tác giảng dạy. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh không chỉ được tổ chức bên ngoài lớp học mà còn thể hiện ngay tại lớp. Với mỗi môn học người giáo viên cần tạo ra những tình huống thực tế liên quan đến bài học giúp các em khắc sâu kiến thức và vận dụng linh hoạt. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm Hoạt động trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính Bên cạnh đó mỗi nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo điểm sau đó nhân rộng ra toàn trường. Với vai trò vị trí của Hoạt động trải nghiệm trong hệ thống các môn học, tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một vấn đề liên tục và có sự đầu tư tâm huyết của mỗi người giáo viên. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp ...on mọi việc, khiến con em mình trở nên lười biếng, thụ động và sống ỷ lại vào người khác. Ngày nay số lượng học sinh ngại hoặc gặp khó khăn khi giao tiếp, trẻ em mắc bệnh tự kỉ hoặc ngược lại là những em bị tăng động gia tăng, điều đó càng thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này. 2. Cơ sở thực tiễn: Các HĐTNST vẫn được diễn ra trong các trường học nhưng hiệu quả của nó chưa thực sự như chúng ta mong muốn. Đôi khi chỉ một số em là tham gia tích cực còn một số em không tham gia. Chương trình các môn học lớp 4 khá quan trọng, nếu giáo viên tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm của học sinh trên lớp cũng như ngoài trời gắn với từng dạng bài, từng môn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Cái khó nữa là người giáo viên phải biết cách khơi nguồn cảm hứng cho các em mỗi khi tổ chức một hoạt động nào đó. Việc giải quyết tất cả những vướng mắc đó không phải đơn giản. Qua thực tế, tôi đã gặp không ít khó khăn. Việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động TNST còn hình thức, chưa có phương pháp cách tổ chức rõ ràng. Học sinh không có nhiều hứng thú khi tham gia trải nghiệm. Chính vì thế, đây là vấn đề mà tôi vẫn trăn trở và rất mong muốn tìm ra những giải pháp tốt nhất để mang đến những giờ trải nghiệm thực tế bổ ích, nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao nhất. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp khái quát hóa. - Phương pháp dạy thực nghiệm, đối chứng. - Phương pháp kiểm tra- đánh giá. - Phương pháp so sánh phân tích tổng hợp B. PHẦN NỘI DUNG I . MỤC TIÊU Đạt được những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động TNST trong nhà trường và ngoài xã hội Giáo dục không chỉ trong lớp học, điều này đúng. Nhưng trong hoạt động định hướng phát triển sáng tạo, cha mẹ và người thầy, đặc biệt khi trẻ đã đến lớp học, thầy giáo đóng vai trò quan trọng nhất, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chính vì vậy, khi nói đến trẻ sáng tạo, hãy đặt vai trò người thầy sáng tạo lên trước hết. Không có thầy không sáng tạo, mà tạo hứng k
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cac.doc