Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 26: Thường biến - Năm học 2018- 2019

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

    1. Kiến thức

- Trình bày được  định nghĩa thường biến.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến về các phương diện: định nghĩa, nguyên nhân, khả năng di truyền, biểu hiện kiểu hình, ý nghĩa.

- Trình bày được định nghĩa mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.

- Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng mối quan hệ đó trong trồng trọt và chăn nuôi. 

    2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích.

    3. Thái độ:  Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng.

4. Phẩm chất và năng lực cần rèn luyện cho HS:

-Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, tự hào và bảo vệ thiên nhiên; nhân ái; chăm học; yêu lao động; trung thực và sống có trách nhiệm.

-Năng lực: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sáng tạo, năng lực tính toán; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; năng lực công nghệ.

docx 7 trang Lệ Chi 19/12/2023 9660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 26: Thường biến - Năm học 2018- 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 26: Thường biến - Năm học 2018- 2019

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 26: Thường biến - Năm học 2018- 2019
Tiết 26 – Tuần 13 
	Ngày soạn: 14/11/2018
	 Ngày dạy: 16/11/2018
THƯỜNG BIẾN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: 
- Trình bày được định nghĩa thường biến.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến về các phương diện: định nghĩa, nguyên nhân, khả năng di truyền, biểu hiện kiểu hình, ý nghĩa.
- Trình bày được định nghĩa mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.
- Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng mối quan hệ đó trong trồng trọt và chăn nuôi. 
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích.
 3. Thái độ: Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng.
4. Phẩm chất và năng lực cần rèn luyện cho HS:
-Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, tự hào và bảo vệ thiên nhiên; nhân ái; chăm học; yêu lao động; trung thực và sống có trách nhiệm.
-Năng lực: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sáng tạo, năng lực tính toán; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; năng lực công nghệ.
II. P.......................................................................................................................................................
	Sự biến đổi kiểu hình khác nhau khi ở các điều kiện môi trường khác nhau như những hình ảnh trên được gọi là thường biến. 
Vậy thường biến là gì? Có những đặc điểm nào? Vai trò ra sao đối vối sinh vật và đời sống con người? (Học sinh khác tiếp tục tham gia phần thi gắn thông tin vào cột thường biến của bảng 1) -> Lưu ý HS có thể làm sai -> GV không sửa, nêu vấn đề, từ những hình ảnh, nhận xét bạn chọn các thông tin tương ứng như vậy. Liệu kết quả phân biệt hai loại biến dị đã chính xác chưa, chúng ta đã biết mối quan hệ giữa kiểu gen và tính trạng (kiểu hình) vậy từ kiểu gen -> tính trạng có mối quan hệ như thế nào với môi trường? Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề hôm nay “Thường biến”
B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh thường biến, tìm hiểu các ví dụ, và hình ảnh hoàn thành phiếu học tập. 
- GV yêu cầu hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi số 1,2. 
1/ Theo em sự biểu hiện kiểu hình của sinh vật phụ thuộc những yếu tố nào?
2/ Trong các sinh vật quan sát, yếu tố nào không thay đổi?
3/ Vậy sự biến đổi kiểu hình trong các ví dụ trên là do nguyên nhân nào? 
=> Những hiện tượng trên người ta gọi là thường biến. Vậy thường biến là gì?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm ghi vào bảng phụ: (3 phút)
+ Định nghĩa
+ Khả năng di truyền
+ Sự biểu hiện trên kiểu hình
+Ý nghĩa
-YC đại diện nhóm hoàn thành sớm nhất gắn bảng hoạt động nhóm lên bảng, các nhóm khác nhận xét
- Chốt kiến thức: định nghĩa, đặc điểm và ý nghĩa của thường biến
-HS QS tranh, sử dụng kết quả khởi động hoạt động nhóm hoàn thành vào bảng phụ: 
*Các yếu tố: giống (KG), điều kiện môi trường ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, nước, độ ẩm đặc biệt là kĩ thuật chăm sóc.
* Kiểu gen.
* Do môi trường sống. 
- HS ...
Cách 2:là kết quả của sự tương tác giữa và 
2/ Những tính trạng nào chịu nhiều ảnh hưởng chủ yếu của kiểu gen? Cho ví dụ.
3/ Những tính trạng nào chịu nhiều ảnh hưởng chủ yếu của môi trường? Cho ví dụ.
-Sau 3 phút, nhóm 1 giúp nhóm 4 trả lời câu hỏi kiến thức câu 1,2,3 hoạt động 2 và nhận sự giúp đỡ của nhóm 4 trả lời câu hỏi 1,2,3,4,5 hoạt động 3; nhóm 2 giúp nhóm 5 trả lời câu hỏi kiến thức câu 1,2,3 hoạt động 2 và nhận sự giúp đỡ của nhóm 5 trả lời câu hỏi 1,2,3,4,5 hoạt động 3; nhóm 3 giúp nhóm 6 trả lời câu hỏi kiến thức câu 1,2,3 hoạt động 2 và nhận sự giúp đỡ của nhóm 6 trả lời câu hỏi 1,2,3,4,5 hoạt động 3.
- Đại diện 1 báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại vấn đề.
-Liên hệ: Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. 
? Trong sản xuất muốn tăng năng suất chúng ta cần chú ý những điều gì? 
? Chúng ta cần chú ý điều gì để bảo vệ môi trường ở trường học và cộng đồng dân cư?
-Nghiên cứu thông tin học liệu, nhóm 1,2,3 thảo luận 3 phút trả lời câu hỏi:
-Sơ đồ:
Kiểu hình
Môi trường
Kiểu gen
(Kĩ thuật chăm sóc)
(Giống)
(-Năng suất
- Phẩm chất)
-Đọc thông tin, nghiên cứu các ví dụ:
Ví dụ 1: Giống lúa nếp cẩm trồng ở miền núi hay đồng bằng đều cho hạt gạo bầu tròn và màu đỏ. 
Ví dụ 2: Lợn ỉ Nam Định nuôi ở miền Bắc, miền Nam và ở vườn thú của nhiều nước châu Âu vẫn có màu lông đen.
Ví dụ 3: Hàm lượng Lipit trong sữa bò không chịu ảnh hưởng rõ ràng của kĩ thuật nuôi dưỡng.
Ví dụ 4: Cùng một giống lúa nhà nước hỗ trợ cho người dân trong 1 xã trồng trọt nhưng thu được năng suất khác nhau.( Số hạt, độ lớn của hạt trên bông của một giống lúa phụ thuộc vào điều kiện trồng trọt.)
Ví dụ 5: Lượng sữa vắt trong một ngày của một giống bò phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi
-Sản phẩn hoạt động nhóm:
Cách 1: Kiểu gen quy định kiểu hình dưới ảnh hưởng của môi trường.
Cách 2:Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. 
-Các tính trạng chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen. Ví dụ: màu sắc

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_26_thuong_bien_nam_hoc_2018_2019.docx