Giáo án môn Sinh học Lớp 7 (Bản đầy đủ)

MỞ ĐẦU - Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. Chuẩn bị bài học

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của  chúng. 

2. Chuẩn bị của học sinh: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.

III. Tiến trình bài học 

1. Ổn định lớp:           

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- Mục tiêuTạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: GV yêu cầu HS kể tên những động vật thường gặp ở địa phương và môi trường sống của chúng.

HS:

B2: GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các vấn đề sau:

1.Nhận xét về sự đa dạng của chúng?

2.Vậy sự đa dạng, phong phú của động vật được thể hiện ở những đặc điểm nào?

1. Chúng đa dạng vì chúng có nhiều loài.

2.Chúng đa dạng vì chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau.

B3: Vì sao chúng lại đa dạng và phong phú chúng?

B4: Ta sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay để trả hiểu rõ về vấn đề trên.

docx 186 trang Lệ Chi 18/12/2023 7760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 7 (Bản đầy đủ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Sinh học Lớp 7 (Bản đầy đủ)

Giáo án môn Sinh học Lớp 7 (Bản đầy đủ)
Tuần:. Ngày thángnăm 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết số: 
MỞ ĐẦU
Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.
III. Tiến trình bài học 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu HS kể tên những động vật thườ... có nhận xét gì về số lượng loài và số cá thể trong loài của thế giới động vật.
I. Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể. 
- Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú về loài và đa dạng về số cá thể trong loài.
Hoạt động 2: Sự đa dạng về môi trường sống
Mục tiêu: 
-Nêu được một số loài động vật thích nghi cao với môi trường sống.
- Nêu dược đặc điểm của một số loài động vật thích nghi cao độ với môi trường sống.
B1: - GV yêu cầu các nhóm HS quan sát H 1.4 hoàn thành bài tập, điền chú thích.(SGK-7)
- Yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Nêu được.
+ Dưới nước: Cá, tôm, mực...
+ Trên cạn: Voi, gà, chó, mèo...
+ Trên không: Các loài chim. dơi..
B2: - GV cho HS thảo luận rồi trả lời:
1.Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
2. Nguyên nhân nào khiến động vật ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam cực?
3. Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Tại sao?
4. Hãy cho VD để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật?
- Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Chim cánh cụt có bộ lông dày, xốp, lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt.
2. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thực vật phong phú, phát triển quanh năm là nguồn thức ăn lớn, hơn nữa nhiệt độ phù hợp cho nhiều loài.
3. Nước ta động vật cũng phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
4. Gấu trắng Bắc cực, đà điểu sa mạc, cá phát sáng ở đáy biển...
B3: - GV cho HS thảo luận toàn lớp: Em có nhận xết gì về sự khác nhau về nhiều đặc điểm ở các loài sinh vật?
HS: sinh vật đa dạng về kích thước cơ thể, hình dạng, cấu tạo Để thích nghi với môi trường sống của chúng.
B4: GV yêu cầu hs kết luận sự đa dạng về môi trường sống của động vật.
II. Sự đa dạng về môi trường sống
- Động vật phân bố được ở nhiều môi trường : Nước , cạn, trên không
- Do chúng thích nghi cao với mọi môi trường sống.
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
B1: GV cho HS đọc kết luậ...g vật mãi đa dạng và phong phú?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: GV yêu cầu các nhóm HS So sánh con gà với cây bàng. 
HS: Dựa vào kiến thức lớp 6 để trả lời.
 - Giống nhau: Chúng đều là cơ thể sống.
 - Khác nhau: 
Con gà
Cây bàng
-Biết ăn, uống, thải bỏ chất thải..
-Hô hấp lấy khí o2 để thở và thải khí co2
-Biết đi, chạy, nhảy, kêu..
-Biết đẻ trứng và ấp trứng, nuôi con
..
Hút chất dinh dưỡng, nước và mối khoáng
Quang hợp thải khí o2 và hút co2. Hô hấp thải khí co2 và hút o2.
Không di chuyển được
.
B2: Các em đã thấy con gà và cây bàng cùng là cơ thể sống nhưng chúng khác nhau hoàn toàn về các đặc điểm sống. Đặc điểm chung của thực vật các em đã được học ở lớp 6. Vậy còn đặc điểm chung của động vật là gì? Theo em động vật có vai trò gì?
- HS trả lời có thể đúng hoặc sai.
B3: Để kết luận được vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu nọi dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật
Mục tiêu: Tìm đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật. Nêu được đặc điểm chung của động vật.
B1: GV yêu cầu các nhóm HS quan sát H 2.1 hoàn thành bảng trong SGK trang 9.( GV Treo tranh) bảng phụ
? Phân biệt ĐV với TV.
HS: Cá nhân quan sát hình vẽ SGK/9, đọc chú thích và ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm và trả lời
B2: GV kẻ bảng 1 lên bảng phụ để HS chữa bài.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm.
- Một HS trả lời,Các HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS theo dõi và tự sửa chữa bài.
- GV lưu ý: nên gọi nhiều nhóm để gây hứng thú trong giờ học.
B 3: GV ghi ý kiến bổ sung vào cạnh bảng.
- GV nhận xét và thông báo kết quả đúng như bảng ở dưới.
- GV yêu cầu tiếp tục thảo luận:
? Đ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_7_ban_day_du.docx