Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 7

Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn? 

1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:   

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.

2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:     

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.

Câu 2: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm? 

- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết. 

- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi. 

Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của lưỡng cư:

- Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa cạn vừa nước.

- Da trần và ẩm.

- Di chuyển bằng 4 chi.

- Hô hấp bằng phổi và da.

- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể.

- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

- Là động vật biến nhiệt.

Câu 4: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người

- Làm thức ăn cho con người.

- 1 số lưỡng cư làm thuốc.

- Diệt sâu bọ có hại.

- Làm vật thí nghiệm.

- Tiêu diệt vật truyền bệnh.

doc 3 trang Bảo Giang 29/03/2023 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH 7 – HKII 
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn? 
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước: 
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.
2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn: 
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.
Câu 2: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm? 
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ c...c mắt.
- Màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu.
- Thân dài, đuôi rất dài.
- Bàn chân có 5 ngón, có vuốt.
Câu 10: Nêu vai trò của bò sát đối với đời sống con người
- Ích lợi:
+ Có ích cho nông nghiệp: Diệt sâu bọ, diệt chuột
+ Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa
+ Làm dược phẩm: rắn, trăn
+ Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu
- Tác hại: Gây độc cho người: rắn
Câu 11: Trình bày đặc điểm chung của lớp chim. 
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là động vật hằng nhiệt.
Câu 12: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? 
- Thân: hình thoi	
- Chi trước biến thành cánh
- Chi sau: gồm 3 ngón trước và 1 ngón sau, có vuốt
- Lông ống: có các sợi lông tạo thành phiến mỏng
- Lông tơ: có các sợi lông mọc thành chùm lông xốp
- Mỏ sừng, bao lấy hàm không có răng
- Cổ dài, khớp đầu với thân
Câu 13: Hãy so sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn và chim bồ câu?
- Hệ tuần hoàn của thằn lằn: Có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, hai tâm nhĩ một tâm thất, ở tâm thất mới chỉ xuất hiện vách ngăn hụt nên máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha. 
- Hệ tuần hoàn của chim bồ câu: Có hai vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn chia hai nửa riêng bịêt, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. 	 
Câu 14: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?
- Thân: hình thoi.
- Chi trước: cánh chim.
- Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt.
- Lông ống: các sợi lông làm thành phiến mỏng.
- Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp.
- Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng.
- Cổ: dài, khớp đầu với thân.
Câu 15: Chim có lợi ích và tác hại gì đối với tự nhiên và đời sống con người? 
- Lợi ích:	
+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm.
+ Cung cấp thực phẩm.
+ Làm chăn, đệm, đồ trang trí.
+ Làm cảnh.
+ Huấn luyện để săn mồi, phục 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_7.doc