Giáo án Lịch sử Khối 9 - Tiết 13, Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học, kĩ thuật - Võ Thị Hà
MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện học sinh (HS) các kĩ năng quan sát, phân tích, nhận định và đánh giá những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- So sánh, đối chiếu và rút ra nhận xét về những tác động tích cực và hạn chế của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
3. Về thái độ
- Giúp HS thấy được ý thức vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không giới hạn của trí tuệ con người, nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao hơn của con người qua các thế hệ.
- Giáo dục HS ý thức vươn lên trong học tập, để chiếm lĩnh thành tựu khoa học, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thực hành: Năng lực khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung bài học.
- Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật, phân tích, đánh giá và rút ra những nhận xét.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Khối 9 - Tiết 13, Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học, kĩ thuật - Võ Thị Hà
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DI LINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT THCS HUYỆN DI LINH KẾ HOẠCH BÀI HỌC TIẾT 13 - BÀI 12 NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT ` Môn: LỊCH SỬ, LỚP 9 Giáo viên: VÕ THỊ HÀ Năm học: 2018 - 2019 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT ĐỨC TRỌNG ...*** KẾ HOẠCH Tự bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT năm học 2017 - 2018 Họ và tên: Thân Tuấn, Chức vụ : Giáo viên Môn: LỊCH SỬ, Tổ: SỬ - ĐỊA - GDCD 8 -2017 Bài 12: Tuần 13 Ngày soạn: 09/11/2018 Tiết 13 Ngày dạy: 12/11/2018 BÀI 12 NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật. - Đánh giá được ý nghĩa, những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện học sinh (HS) các kĩ năng quan sát, phân tích, nhận định và đánh giá những thành tựu của cách mạng ...ủa con người? - HS trao đổi thảo luận với nhau. GV gọi một số cá nhân trả lời. - HS trình bày hiểu biết của mình ở những mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống nối vào bài mới: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trên toàn cầu xuất hiện những vấn đề lớn như bùng nổ dân số, sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên... Trước những đòi hỏi bức thiết đó, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã bắt đầu diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX, khởi đầu từ nước Mĩ đã làm cho bộ mặt thế giới có nhiều thay đổi. Vậy những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật là gì, nó có tác động như thế nào đến cuộc sống con người, tiết học hôm nay cô và các em đi vào tìm hiểu Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. Hoạt động 1: Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật a. Mục tiêu - Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật b. Phương thức Hoạt động cặp đôi * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Quan sát hình 24, 25, 26 SGK kết hợp với thông tin trang 48, 49, 50 và hoàn thành câu hỏi sau vào phiếu học tập số 1: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật gần đây có những thành tựu quan trọng nào đáng chú ý? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin sách giáo khoa và suy nghĩ. - Trao đổi, thảo luận cặp đôi và ghi kết quả vào phiếu học tập số 1. - GV gợi ý, hướng dẫn các nhóm tìm hiểu, mở rộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu. * Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện một số cặp trình bày - Các cặp khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chốt ý, minh họa hình ảnh cho từng nội dung và công bố sản phẩm gợi ý (nội dung ghi vào vở). c. Gợi ý sản phẩm Lĩnh vực Thành tựu Khoa học cơ bản - Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học (Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, Bản đồ gen người....) Công cụ sản xuất mới Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động......t HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS của các nhóm khi các em gặp khó khăn. * Bước 3: Báo cáo kết quả - Các nhóm trao đổi chéo kết quả cho nhau. - Giáo viên cho 5 nhóm công bố sản phẩm, chọn 1 nhóm giới thiệu sản phẩm của mình và các nhóm phản biện. - Giáo viên nhận xét chốt ý, chiếu hình ảnh minh họa để củng cố kiến thức và công bố sản phẩm gợi ý (nội dung ghi vào vở). c. Gợi ý sản phẩm Tác động Nội dung Ví dụ Tích cực - Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Đưa đến những thay đổi về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - HS cho ví dụ. Tiêu cực - Chế tạo các loại vũ khỉ hủy diệt - Ô nhiễm môi trường. - Tai nạn lao động, tai nạn giao thông. - Các dịch bệnh mới, các tệ nạn xã hội... - HS cho ví dụ. Thảo luận nhóm (Hoàn thành phiếu học tập số 3) Câu hỏi: Qua việc tìm hiểu những thành tựu cũng như ý nghĩa và tác động của cách mạng KH – KT. Hãy đưa ra nhận xét, đánh giá về cuộc cách mạng KH – KT lần 2? (Gợi ý: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thời gian phát minh và ứng dụng ngắn hơn, tiến bộ hơn...) GV chốt kiến thức, liên hệ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật và ý nghĩa, tác động của những thành tựu đó. b. Phương thức Hoạt động chung cả lớp * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân. - GV đưa yêu cầu: trò chơi: “Ai nhanh hơn” quan sát nội dung trên màn chiếu; nghe GV đặt câu hỏi và giơ tay trả lời. Ai giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời. Bạn trả lời sai, học sinh khác có quyền trả lời lại. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhớ lại kiến thức và trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra. - Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_khoi_9_tiet_13_bai_12_nhung_thanh_tuu_chu_ye.doc