Đề thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2014 môn Sinh học (Giáo dục thường xuyên) - Mã đề thi 426 (Có đáp án)
cư và nhập cư. Gọi b là mức sinh sản, d là mức tử vong của quần thể. Kích thước quần thể chắc chắn
sẽ tăng khi
A. b < d. B. b = d = 0. C. b = d ≠ 0. D. b > d.
Câu 2: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp
qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
B. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.
C. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
D. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật.
Câu 3: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
ổn định theo thời gian được gọi là
A. ổ sinh thái. B. nơi ở của sinh vật. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái.
Câu 4: Ở một loài thực vật, cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị
gen với tần số 40%. Theo lí thuyết, loại giao tử Ab được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có
kiểu gen AB
ab
chiếm tỉ lệ
A. 20%. B. 10%. C. 40%. D. 30%.
Câu 5: Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác
nhau được gọi là
A. sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến). B. biến dị tổ hợp.
C. mức phản ứng của kiểu gen. D. đột biến.
Câu 6: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nào sau đây có vai trò lắp ráp các nuclêôtit tự do theo
nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn để tạo mạch ADN mới?
A. Ligaza. B. Restrictaza. C. Amilaza. D. ADN pôlimeraza.
Câu 7: Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật
quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?
(1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép.
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...
A. (2), (3), (4). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (4).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2014 môn Sinh học (Giáo dục thường xuyên) - Mã đề thi 426 (Có đáp án)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 Môn thi: SINH HỌC - Giáo dục thường xuyên Thời gian làm bài: 60 phút. Mã đề thi 426 Họ, tên thí sinh: .......................................................................... Số báo danh: ............................................................................. Câu 1: Giả sử quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá cũng như không xảy ra sự xuất cư và nhập cư. Gọi b là mức sinh sản, d là mức tử vong của quần thể. Kích thước quần thể chắc chắn sẽ tăng khi A. b d. Câu 2: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai? A. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. B. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển. C. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong c...số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang nhiễm sắc thể khác. C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể. D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. Trang 1/4 - Mã đề thi 426 Câu 10: Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là quan hệ hỗ trợ? A. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn. B. Cây nắp ấm bắt ruồi và ruồi. C. Hải quỳ và cua. D. Chim mỏ đỏ và linh dương. Câu 11: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây sai? A. Tiến hoá nhỏ trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. B. Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. C. Hình thành loài mới được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. D. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. Câu 12: Để phát triển một nền kinh tế - xã hội bền vững, chiến lược phát triển bền vững cần tập trung vào các giải pháp nào sau đây? (1) Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh. (2) Phá rừng làm nương rẫy, canh tác theo lối chuyên canh và độc canh. (3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật,). (4) Kiểm soát sự gia tăng dân số. (5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hóa học trong sản xuất nông nghiệp. A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (5). C. (2), (3), (5). D. (2), (4), (5). Câu 13: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Phân bố cá thể trong không gian. B. Tỉ lệ giới tính. C. Loài đặc trưng. D. Loài ưu thế. Câu 14: Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá thường gặp ở A. thực vật. B. vi sinh vật. C. động vật có xương sống. D. động vật không xương sống. Câu 15: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Dịch mã là quá t...o quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị thứ cấp vô cùng phong phú cho quá trình tiến hoá là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. đột biến. C. chọn lọc tự nhiên. D. giao phối ngẫu nhiên. Câu 22: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho cây hoa đỏ, quả tròn AaBb (P) tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ, quả tròn ở F1, cây có kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ A. 1 9 . B. 7 9 . C. 4 9 . D. 5 9 . Câu 23: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Vây cá chép và vây cá voi. B. Vây cá voi và cánh dơi. C. Cánh dơi và cánh bướm. D. Cánh ong và cánh chim. Câu 24: Một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể ba tối đa có thể được tạo ra trong loài này là A. 24. B. 17. C. 8. D. 19. Câu 25: Giả sử gen B ở một sinh vật nhân thực gồm 3000 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Số liên kết hiđrô của alen b là A. 3902. B. 3901. C. 3900. D. 3899. Câu 26: Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên A. tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. B. làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen trội hay chọn lọc chống lại alen lặn. C. dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. D. là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Câu 27: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn tiến hoá hình thành nên A. các loài sinh vật như ngày nay. B. các tế bào sơ khai (protobiont) và sau đó hình thành
File đính kèm:
- de_thi_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong_nam_2014_mon_sinh_hoc.pdf
- DaSinhCt_TX_TN_K14.pdf