Đề thi thử THPT đợt 1 môn GDCD 12 (Mã đề 322) - Năm học 2020- 2021 (Kèm đáp án)

Câu 81: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật khi thực hiện 
hành vi nào dưới đây? 
A. Thay đổi địa bàn cư trú. B. Đăng ký hồ sơ đấu thầu. 
C. Bảo vệ an ninh quốc gia. D. Xây dựng nguồn quỹ xã hội. 
Câu 82: Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ 
hôn nhân được gọi là 
A. tài sản của vợ chồng. B. tài sản riêng. 
C. tài sản của cha mẹ và con. D. tài sản chung. 
Câu 83: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa được gọi là 
A. thời gian lao động cá biệt. B. giá trị trao đổi. 
C. giá trị của hàng hóa. D. giá trị sử dụng của hàng hóa. 
Câu 84: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động? 
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. 
B. Giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. 
C. Giao kết gián tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. 
D. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. 
Câu 85: Nội dung nào dưới đây không thuộc đặc trưng tính quy phạm phổ biến của pháp luật? 
A. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần. 
B. Văn bản pháp luật đòi hỏi diễn đạt phải chính xác. 
C. Pháp luật là khuôn mẫu chung áp dụng cho mọi công dân. 
D. Pháp luật là khuôn mẫu chung được áp dụng ở nhiều nơi. 
Câu 86: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân? 
A. Khuyến khích phát triển lâu dài. B. Cấp vốn cho mọi doanh nghiệp. 
C. Chủ động tìm kiếm thị trường. D. Chủ động mở rộng sản xuất. 
Câu 87: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? 
A. Pháp luật là một phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức. 
B. Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức. 
C. Nhiều quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức. 
D. Pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội. 
Câu 88: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành 
phần và địa vị xã hội là nội dung quyền bình đẳng về 
A. trách nhiệm pháp lý. B. quyền và nghĩa vụ. 
C. nghĩa vụ pháp lý. D. nghĩa vụ và trách nhiệm. 
Câu 89: Hành vi nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật dân sự? 
A. Làm mất tài sản người khác. 
B. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khác. 
C. Người mua hàng không trả tiền đúng thời hạn cho người bán. 
D. Đi học muộn không có lý do chính đáng.
pdf 4 trang Lệ Chi 25/12/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT đợt 1 môn GDCD 12 (Mã đề 322) - Năm học 2020- 2021 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT đợt 1 môn GDCD 12 (Mã đề 322) - Năm học 2020- 2021 (Kèm đáp án)

Đề thi thử THPT đợt 1 môn GDCD 12 (Mã đề 322) - Năm học 2020- 2021 (Kèm đáp án)
 Trang 1/4 - Mã đề thi 322 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NGHỆ AN 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 04 trang) 
KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ 
LỚP 12 – ĐỢT 1, NĂM HỌC 2020 - 2021 
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI 
Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề 
 Họ và tên thí sinh:.................................................................... 
 Số báo danh: ............................................................................ 
Câu 81: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật khi thực hiện 
hành vi nào dưới đây? 
 A. Thay đổi địa bàn cư trú. B. Đăng ký hồ sơ đấu thầu. 
 C. Bảo vệ an ninh quốc gia. D. Xây dựng nguồn quỹ xã hội. 
Câu 82: Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ 
hôn nhân được gọi là 
 A. tài sản của vợ chồng. B. tài sản riêng. 
 C. tài sản của cha mẹ và con. D. tài sản chung. 
Câu 83: Lao động xã hội ... 
 Trang 2/4 - Mã đề thi 322 
Câu 90: Hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về 
danh dự cho người đó là vi phạm quyền 
 A. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. 
 B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 
 C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 
 D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 
Câu 91: Ông A xây nhà cao tầng ở đô thị X khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là biểu hiện của vi 
phạm 
 A. dân sự. B. hành chính. C. lao động. D. kỷ luật. 
Câu 92: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng 
 A. sức mạnh tập thể. B. thể chế chính trị. 
 C. quy ước cộng đồng. D. quyền lực nhà nước. 
Câu 93: Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của 
pháp luật, có thể 
 A. hiểu được hành vi của mình. B. có kiến thức về lĩnh vực mình làm. 
 C. nhận thức và bảo vệ hành vi của mình. D. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. 
Câu 94: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ 
trước 
 A. tổ dân phố theo quy định của xã, phường. 
 B. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. 
 C. gia đình theo quy định của dòng họ. 
 D. cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. 
Câu 95: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với 
giá cả và thu nhập xác định là nội dung của khái niệm nào dưới đây? 
 A. Thị trường. B. Cung. C. Nhu cầu. D. Cầu. 
Câu 96: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tác động của quy luật giá trị? 
 A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. 
 B. Phân hóa giàu, nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. 
 C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. 
 D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên. 
Câu 97: Các cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm...yền và nghĩa vụ. B. chính trị. 
 C. kinh tế. D. trách nhiệm pháp lý. 
Câu 105: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tài sản giữa vợ và chồng? 
 A. Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật. 
 B. Vợ, chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung. 
 C. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi ly hôn. 
 D. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. 
Câu 106: Nội dung nào sau đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh? 
 A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. 
 B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. 
 C. Làm cho môi trường bị suy thoái. 
 D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. 
Câu 107: Anh M tự ý cho chị H sử dụng ngôi nhà mà hai vợ chồng anh được thừa kế để chị H làm văn phòng 
đại diện. Bức xúc, vợ anh M là chị V giấu chồng rút toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình để mở cửa hàng kinh 
doanh. Anh M và chị V cùng vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình về quan hệ 
 A. tư tưởng. B. tài sản. C. tình cảm. D. nhân thân. 
Câu 108: Kết hôn đã 5 năm nhưng vợ chồng anh K vẫn chưa có con vì vợ anh bị vô sinh. Bà N đã thuyết phục 
con trai bí mật nhờ chị C vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh K sống với chị C như vợ chồng là do bà N 
sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ 
chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà N. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn 
nhân và gia đình? 
 A. Bà N, chị C và anh K. B. Bà N, anh K, chị H và chị C. 
 C. Bà N, anh K và chị H. D. Bà N, anh K, bà T và chị H. 
Câu 109: Anh S là chủ một cơ sở sản xuất tư nhân, bị Tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về 
tội vi phạm cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Anh S phải đồng thời chịu các trách nhiệm 
pháp lý nào dưới đây? 
 A. Hình sự và dân sự. B. Hành chính và hình sự. 
 C. Hình sự và kỷ luật. D. Kỷ luật và dân sự. 
Câu 110: Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính p

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_dot_1_mon_gdcd_12_ma_de_322_nam_hoc_2020_202.pdf
  • pdfdap an gdcd.pdf