Đề thi thử THPT đợt 1 môn GDCD 12 (Mã đề 315) - Năm học 2020- 2021 (Kèm đáp án)

Câu 81: Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, 
vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực 
A. xã hội. B. văn hóa. C. kinh tế. D. chính trị. 
Câu 82: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lao động? 
A. Thực hiện quyền lao động. 
B. Giao kết hợp đồng lao động. 
C. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. 
D. Tự do tìm kiếm việc làm. 
Câu 83: Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây 
thương tích, làm tổn hại cho 
A. nhân phẩm của người khác. B. sức khỏe của người khác. 
C. danh dự của người khác. D. thân thể của người khác. 
Câu 84: Công dân bình đẳng về hưởng quyền khi thực hiện nội dung nào dưới đây? 
A. Giữ gìn bí mật quốc gia. B. Giữ gìn an ninh trật tự. 
C. Chấp hành quy tắc công cộng. D. Tiếp cận các giá trị văn hóa. 
Câu 85: Pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội thể hiện bản chất 
A. kinh tế. B. giai cấp. C. xã hội. D. chính trị. 
Câu 86: Những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả 
mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? 
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. 
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
D. Tính quy phạm phổ biến. 
Câu 87: Điều kiện để một sản phẩm trở thành hàng hóa không bao gồm nội dung nào dưới đây? 
A. Do lao động của con người tạo ra. 
B. Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua - bán. 
C. Có công dụng nhất định để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. 
D. Giá trị hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. 
Câu 88: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là 
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. 
C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. 
Câu 89: Bà H sản xuất hàng tiêu dùng mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm 
quyền là vi phạm 
A. dân sự. B. hành chính. 
C. trật tự xã hội. D. quan hệ lao động. 
Câu 90: Mọi doanh nghiệp bình đẳng về quyền trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây? 
A. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng. 
B. Trả lương cho cán bộ, công nhân viên như nhau. 
C. Liên kết với các doanh nghiệp trong nước. 
D. Chủ động mở rộng ngành, nghề kinh doanh.
pdf 4 trang Lệ Chi 25/12/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT đợt 1 môn GDCD 12 (Mã đề 315) - Năm học 2020- 2021 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT đợt 1 môn GDCD 12 (Mã đề 315) - Năm học 2020- 2021 (Kèm đáp án)

Đề thi thử THPT đợt 1 môn GDCD 12 (Mã đề 315) - Năm học 2020- 2021 (Kèm đáp án)
 Trang 1/4 - Mã đề thi 315 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NGHỆ AN 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 04 trang) 
KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ 
LỚP 12 – ĐỢT 1, NĂM HỌC 2020 - 2021 
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI 
Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề 
 Họ và tên thí sinh:.................................................................... 
 Số báo danh: ............................................................................ 
Câu 81: Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, 
vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực 
 A. xã hội. B. văn hóa. C. kinh tế. D. chính trị. 
Câu 82: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lao động? 
 A. Thực hiện quyền lao động. 
 B. Giao kết hợp đồng lao động. 
 C. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. 
 D. Tự do tìm kiếm việc làm. 
Câu 83: Kh... Mã đề thi 315 
Câu 91: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, 
trừ trường hợp phạm tội quả tang là nội dung của khái niệm nào dưới đây? 
 A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 
 B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 
 C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 
 D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. 
Câu 92: Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành 
vi 
 A. do người khác gây ra. B. do mình gây ra. 
 C. hợp pháp của mình. D. vi phạm pháp luật của mình. 
Câu 93: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục 
 A. giá trị sử dụng của hàng hóa. B. thời gian lao động cá biệt. 
 C. giá trị hàng hóa. D. giá trị trao đổi. 
Câu 94: Khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa là thực hiện chức năng 
 A. phương tiện lưu thông. B. phương tiện thanh toán. 
 C. thước đo giá trị. D. phương tiện cất trữ. 
Câu 95: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích xác định 
 A. giá cả và số lượng hàng hóa. 
 B. giá cả hàng hóa và dịch vụ. 
 C. số lượng hàng hóa, dịch vụ. 
 D. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. 
Câu 96: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là thể hiện bình đẳng giữa 
vợ và chồng trong quan hệ 
 A. tự do cá nhân. B. tự do dân chủ. C. tài sản. D. nhân thân. 
Câu 97: Hành vi nào dưới đây không thực hiện hình thức thi hành pháp luật? 
 A. Chị B không phụng dưỡng cha mẹ già. 
 B. Anh H không vượt đèn đỏ. 
 C. Anh K không sản xuất pháo trái phép. 
 D. Chị N không dùng hóa chất độc hại bảo quản thực phẩm. 
Câu 98: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật? 
 A. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. 
 B. Quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng, dân chủ. 
 C. Pháp luật là phương tiện vạn năng để quản lý nhà nước. 
 D. Pháp luật được ...rách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và 
phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là nội dung bình đẳng về 
 A. nghĩa vụ pháp lý. B. nghĩa vụ của công dân. 
 C. trách nhiệm pháp lý. D. quyền của công dân. 
Câu 107: Công ty K ở tỉnh X do ông T làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế, đồng thời ông T còn phối hợp với 
anh B tìm cách bí mật xả chất thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường. Biết được việc đó, anh C đã bàn với D, E 
và G đi tố cáo ông T. Nhưng vì mục đích riêng nên G đã không tố cáo ông T mà còn đe dọa giết con anh C 
nhằm gây áp lực để anh C từ bỏ ý định trên. Những ai dưới đây đã không thực hiện hình thức tuân thủ pháp 
luật? 
 A. Chỉ mình ông T. B. Anh D, E và B. 
 C. Anh C, G và B. D. Ông T, anh G và B. 
Câu 108: Cựu Bộ trưởng H bị tạm giam và khởi tố về tội vi phạm quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất 
thoát lãng phí là thể hiện công dân bình đẳng về 
 A. trách nhiệm pháp lý. B. quyền trong kinh doanh. 
 C. nghĩa vụ pháp lý. D. nghĩa vụ trong kinh doanh. 
Câu 109: Chị C đã trúng tuyển làm công nhân ở công ty P. Do bị ốm không thể đến công ty P làm thủ tục như 
lịch hẹn nên chị C đã nhờ bạn của mình tới ký hộ hợp đồng. Chị C đã thực hiện không đúng nội dung nào dưới 
đây trong nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động? 
 A. Giao kết trực tiếp. B. Gián tiếp ký kết. 
 C. Tự do, bình đẳng. D. Tự nguyện, dân chủ. 
Câu 110: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo phù hợp với quy định của pháp 
luật? 
 A. Hoạt động tôn giáo không bị chi phối bởi các quy định của pháp luật. 
 B. Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật. 
 C. Quyền, nghĩa vụ công dân khác nhau là do tôn giáo khác nhau. 
 D. Các cơ sở tôn giáo bất hợp pháp vẫn được pháp luật bảo hộ. 
Câu 111: Sau thời gian nghỉ sinh chị M đến cơ quan làm việc thì nhận được quyết định cho nghỉ việc của giám 
đốc Công ty mà không rõ lý do. Chồng chị M là Q sau khi nghe vợ bị nghỉ việc đã rủ T cùng đến cơ quan gây 
sự và đánh giám đốc. 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_dot_1_mon_gdcd_12_ma_de_315_nam_hoc_2020_202.pdf
  • pdfdap an gdcd.pdf