Đề cương và hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 7 từ tuần 1 đến tuần 21 năm học 2019- 2020

4. Trùng biến hình. 

-Hình dạng : luôn biến đổi.

- Cấu tạo : gồm 1 tế bào có: 

+ Màng tế bào

+ Chất nguyên sinh lỏng có không bào tiêu hoá; không bào co bóp

+ Nhân

- Di chuyển : nhờ chân giả (do chất nguyên sinh đổ dồn về 1 phía)

- Dinh dưỡng : 

  + Bắt mồi bằng chân giả, dinh dưỡng bằng không bào tiêu hoá

  +Thức ăn được tiêu hoá trong tế bào được gọi là tiêu hoá nội bào 

- Bài tiết : 

            + Nước thừa dồn đến không bào co bóp rồi thải ra ngoài 

           + Chất thừa được loại ra ngoài ở mọi nơi trên cơ thể

- Sinh sản : sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể

           5. Trùng giầy 

- Hình dạng: hình khối như chiếc giầy

- Di chuyển : nhờ lông bơi

- Dinh dưỡng : thức ăn từ miệng qua hầu đến không bào tiêu hoá .Tại đây thức ăn được enzim biến đổi thành chất dinh dưỡng. Bài tiết : chất cặn bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát 

- Sinh sản :Vô tính : phân đôi cơ thể theo chiều ngang. Hữu tính bằng cách tiếp hợp

6. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.

   - Kích thước cơ thể hiển vi

   - Cấu tao : cơ thể 1 tế bào nhưng chức năng là 1 cơ thể độc lập

   - Dinh dưỡng : chủ yếu là dị dưỡng

  - Sinh sản : vô tính và hữu tính

7. Thủy tức

a.  Cấu tạo ngoài : hình trụ dài; phía dưới là đế đế bám, phần trên là lỗ miệng xung quanh có tua miệng

b. Cấu tạo trong : Thành cơ thể có 2 lớp:

     - Lớp ngoài : tế bào gai, tế bào mô bì cơ, tế bào thần kinh, tế bào sinh sản 

      - Lớp trong gồm : tế bào mô cơ – tiêu hoá

     - Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng

     - Ruột dạng túi : Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa, chưa có hậu môn

c.  Dinh dưỡng

      - Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình  tiêu hoá được thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến

8. Đa dạng của ngành Ruột Khoang.

  1. Sứa

Cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội: cơ thể hình dù, miệng ở dưới, tầng keo dầy. khoang tiêu hoá hẹp di chuyển bằng cách co bóp dù. 

b. Hải quỳ : Cơ thể hải quì hình trụ, thích nghi với lối sống bám. Tầng keo dầy rải rác có các gai xương. Khoang tiêu hoá xuất hiện vách ngăn

c. San hô :  Cơ thể san hô hình trụ, phát triển khung xương bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn, có khoang ruột thông với nhau.

docx 5 trang Lệ Chi 19/12/2023 6540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương và hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 7 từ tuần 1 đến tuần 21 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương và hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 7 từ tuần 1 đến tuần 21 năm học 2019- 2020

Đề cương và hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 7 từ tuần 1 đến tuần 21 năm học 2019- 2020
Trường THCS Hòa Bắc
Tổ : Lí - Hóa - Sinh
ĐỀ CƯƠNG VÀ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7
Từ tuần 1 đến tuần 21
Năm học : 2019 – 2020
 1. Các đại diện của các ngành động vật không xương sống.
- Ngành động vật nguyên sinh : trùng roi, trùng giày, trùng biến hình.
- Ngành ruột khoang : thủy tức, hải quỳ, san hô.
- Ngành giun dẹp : sán lá gan, sán lá máu, sán dây
- Ngành giun tròn : giun đũa, giun kim, giun chỉ.
- Ngành giun đốt : giun đất, giun đỏ, đỉa.
- Ngành thân mềm: trai, sò, ốc vặn 
- Ngành chân khớp : tôm, ong mật, châu chấu
2. Trùng roi xanh.
- Hình dạng : hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn
- Dinh dưỡng : tự dưỡng khi có ánh sáng và dị dưỡng trong tối.
- Hô hấp : TĐK qua màng tế bào.
- Bài tiết : nhờ không bào co bóp.
- Sinh sản : vô tính theo chiều dọc.
3. Trùng kiết lị và trùng sốt rét 
 Tên động vật 
Đặc điểm
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
Phát triển 
 Trong môi trường kết bào xác, theo thức ăn vào ruột người c... bào tuyến
8. Đa dạng của ngành Ruột Khoang.
Sứa
Cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội: cơ thể hình dù, miệng ở dưới, tầng keo dầy. khoang tiêu hoá hẹp di chuyển bằng cách co bóp dù. 
b. Hải quỳ : Cơ thể hải quì hình trụ, thích nghi với lối sống bám. Tầng keo dầy rải rác có các gai xương. Khoang tiêu hoá xuất hiện vách ngăn
c. San hô : Cơ thể san hô hình trụ, phát triển khung xương bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn, có khoang ruột thông với nhau.
9. Đặc điểm chung của ngành Ruột Khoang.
- Cơ thể đối xứng toả tròn.
- Ruột dạng túi.
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào ở giữa là tầng keo.
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai. 
10. Vai trò của ngành Ruột Khoang
a. Lợi ích:
- Tạo cảnh đẹp, có ý nghĩa sinh thái đối với biển (san hô)
- Làm thức ăn (sứa)
- Làm đồ trang trí (san hô)
- Làm đồ trang sức, mĩ phẩm (san hô đỏ)
- Làm nguồn cung cấp nguyên liệu vôi (san hô)
 - Góp phần nghiên cứu địa chất (san hô)
b Tác hại : 
- Tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông đường biển(san hô)
- Một số gây ngứa độc cho con người (sứa) 
11. Vòng đời của Sán lá gan và cách phòng tránh :
Vòng đời
Sán lá gan trưởng thành trứng ấu trùng lông ấu trùng trong ốc
 (ở trâu, bò) (ngoài môi trường)
 Kết kén bám vào rau, cỏ, bèo Ấu trùng có đuôi
b. Phòng chống : 
+ Diệt trứng -> xử lí phân
+ Diệt ấu trùng -> diệt ốc
+ Diệt kén -> Rửa sạch, nấu chín rau, bèo.
12. Các đại diện của ngành giun dẹp
Sán lá máu
Sán bã trầu
Sán dây
Nơi kí sinh 
Máu người
Ruột lợn
Ruột non người và cơ bắp trâu bò
Cách xâm nhập
Qua da
Qua đường ăn uống
Qua đường ăn uống
Cách phòng chống
- Giữ vệ sinh MT
- Giữ vệ sinh cơ thể (không tắm rửa ở nơi nước bị ô nhiễm, không đi chân đất)
- Giữ vệ sinh MT
- Diệt các vật chủ trung gian
- Ăn rau, cỏ sạch
- Giữ vệ sinh MT
- Diệt các vật chủ trung gian
- Ăn thức ăn chín
13. Cấu tạo, di chuyển của Giun Đũa
 a. Cấu tạo ngoài : Thành cơ thể từ ngoài vào trong ...19. Đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng của trai sông.
- Cấu tạo cơ thể: 
+ Ngoài : áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước .
+ Giữa : Tấm mang 
+ Trong : thân trai, chân trai
- Dinh dưỡng : dinh dưỡng kiểu thụ động. Nước qua ống hút mang thức ăn đến miệng trai và ôxi đến mang trai.
20. Sự đa dạng của thân mềm.
Sự đa dạng của ngành thân mềm thể hiện: 
- Số lượng loài rất lớn : khoảng 70 ngàn loài
- Môi trường sống phong phú
 + Sống trên cạn : ốc sên .
 + Sống ở nước mặn : mực, bạch tuộc .
 + Sống ở nứơc ngọt : ốc gạo, ốc mút, ốc tai.
- Lối sống :
 + Vùi lấp ở cát : sò
 + Bơi lội tự do : mực, bạch tuộc
 + Bò chậm chạp : ốc sên.
21. Đặc điểm chung của ngành thân mềm.
+ Thân mềm, không phân đốt. 
+ Có vỏ đá vôi.
+ Khoang áo phát triển. 
+ Hệ tiêu hoá phân hoá.
+ Cơ quan di chuyển đơn giản.
22. Vai trò của ngành thân mềm.
a. Lợi ích 
+ Làm thực phẩm cho con người và động vật : trai sông, mực  
+ Có giá trị xuất khẩu : mực, sò huyết 
+ Làm sạch môi trường nước : trai, sò  
+ Làm đồ trang trí, trang sức : trai, ốc
b.Tác hại
+ Làm vật chủ trung gian truyền bệnh : ốc gạo, ốc mút  
+ Ăn hại cây trồng : ốc sên, ốc bươu vàng 
 	23. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện?
 Cơ thể nhện gồm 2 phần : phần đầu ngực và phần bụng:
a. Phần đầu - ngực có:
- Đôi kìm có tuyến độc có chức năng : bắt mồi và tự vệ 
 - Đôi chân xúc giác phủ đầy lông có chức năng : cảm giác về khứu giác, xúc giác 
- Bốn đôi chân bò có chức năng : di chuyển và chăng lưới 
b. Phần bụng có:
- Đôi khe thở có chức năng : hô hấp 
- Lỗ sinh dục có chức năng : sinh sản 
- Núm tuyến tơ có chức năng : sinh ra tơ nhện 
 	24. Cấu tạo của châu chấu.
a. Cấu tạo ngoài : gồm 3 phần : phần đầu, phần ngực và phần bụng
	+ Đầu : Râu, mắt kép, cơ quan miệng
	+ Ngực : Ba đôi chân, hai đôi cánh 
	+ Bụng : Nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi lỗ thở 
b. Cấu tạo trong:
+ Hệ tiêu hoá : Miệng, hầu, diều, dạ

File đính kèm:

  • docxde_cuong_va_huong_dan_on_tap_sinh_hoc_lop_7_tu_tuan_1_den_tu.docx