Đề cương ôn tập thi Học kì II môn Địa lí Khối 10 năm học 2019- 2020

Các nội dung ôn tập

  • CHƯƠNG IX: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

1. Về kiến thức: 

+ Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.

- Trình bày được vai trò, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. 

+ Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. 

+ Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải (Đường Sắt, ô tô, đường biển, ống, hàng không, sông).

- Trình bày được vai trò, đặc điểm phân bố của các ngành giao thông vận tải cụ thể. 

+ Bài 40: Địa lí ngành thương mại.

- Trình bày được vai trò của ngành thương mại. Hiểu và trình bày được một số khái niệm (thị trường, cán cân xuất nhập khẩu), đặc điểm của thị trường thế giới.

2. Kĩ năng :

- Phân tích các bảng số liệu về một số ngành dịch vụ.

- Vẽ biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường.

- Dựa vào bản đồ và tư liệu đã cho, viết báo cáo ngắn về một ngành dịch vụ.

III. Một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập theo chương

CHƯƠNG IX: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

Bài 35: VAI TRÒ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ?

A. Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP.

B. Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn.

C. Ở mỗi nước có các thành phố chuyên môn hóa về một số loại dịch vụ nhất định.

D. Trong các thành phố lớn thường hình thành các trung tâm giao dịch, thương mại.

Câu 2. Nhân tố ảnh hưởng tới hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ là

A. quy mô, cơ cấu dân số.                                                   

B. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

C. trình độ phát triển kinh tế.                                                          

D. mức sống và thu nhập thực tế

Câu 3. Sức mua và nhu cầu của dịch vụ ảnh hưởng đến

A. truyền thống văn hóa và phong tục tập quán.

B. mức sống và thu nhập thực tế.

C.quy mô, cơ cấu dân số.

D. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

Câu 4. Trình độ phát triển kinh tế xã hội và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến 

A. sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.

B hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

C. đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

docx 10 trang Lệ Chi 19/12/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi Học kì II môn Địa lí Khối 10 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập thi Học kì II môn Địa lí Khối 10 năm học 2019- 2020

Đề cương ôn tập thi Học kì II môn Địa lí Khối 10 năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC	ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ II (2019-2020) 	TỔ SỬ, ĐỊA, GDCD, TD-QP	 MÔN: ĐỊA LÍ 10 - Cơ bản 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10 
I. Các nội dung ôn tập
CHƯƠNG IX: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
1. Về kiến thức: 
+ Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.
- Trình bày được vai trò, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. 
+ Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.
- Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. 
+ Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải (Đường Sắt, ô tô, đường biển, ống, hàng không, sông).
- Trình bày được vai trò, đặc điểm phân bố của các ngành giao thông vận tải cụ thể. 
+ Bài 40: Địa lí ngành thương mại.
- Trình bày được vai trò của ngành thương mại. Hiểu và t...hong tục tập quán.
B. mức sống và thu nhập thực tế.
C.quy mô, cơ cấu dân số.
D. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
Câu 4. Trình độ phát triển kinh tế xã hội và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến 
A. sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
B hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
C. đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
Câu 5. Nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất để hình thành các điểm dịch vụ du lịch là
A. tài nguyên du lịch.	B. cơ sở hạ tầng du lịch.
C. mức thu nhập của dân cư.	D. nhu cầu của xã hội về du lịch.
Câu 6. Ngành kinh tế được mệnh danh "ngành công nghiệp không khói" là
A. bảo hiểm, ngân hàng.	B. thông tin liên lạc.
C. hoạt động đoàn thể.	D. du lịch.
Câu 7. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ?
A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh.
B. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phực vụ sản xuất.
C. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Câu 8. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với
A. các trung tâm công nghiệp.	B. các ngành kinh tế mũi nhọn.
C. sự phân bố dân cư.	D. các vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 9. Khu vực có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP thấp nhất thế giới là
A. Tây Phi.	B. Đông Phi.	C. Tây Á.	D. Nam Á.
Câu 10. Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp các loại dịch vụ là
A. New York, London, Tokyo.	B. New York, London, Paris.
C. London, Tokyo, Oasinton.	D. New York, London, Oasinton.
Câu 11. Loại hình dịch vụ nào sau đây không được xếp vào nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Hoạt động bán buôn, bán lẻ.
B. Các dịch vụ nghề nghiệp.
C. Kinh doanh bất động sản.
D. Các dịch vụ cá nhân.
Câu 12. Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong cơ cấu GDP?
A. 40%.	B. 50%.	C. Trên 60%.	D. Trên 80%.
Câu 13. Dựa vào bảng số liệu sau:
CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU L... phát triển kinh tế – xã hội miền núi?
A. Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương miền núi.
B. Tạo điều kiện khai thác các thế mạnh to lớn của miền núi.
C. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi.
D. Vận chuyển các sản phẩm đã qua chế biến tới thị trường tiêu thụ.
Câu 5: Ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn nhất của việc phát triển giao thông vận tải ở miền núi nước ta là
A. khai thác hợp lí hơn tài nguyên thiên nhiên.
B. giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng núi với vùng đồng bằng.
C. góp phần phân bố lại dân cư, lao động.
D. xóa bỏ tính tự cấp tự túc trong sản xuất.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành giao thông vận tải?
A. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá.
B. Chất lượng của sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi và an toàn. 
C. Làm thay đổi giá trị của sản phẩm vận chuyển.
D. Chỉ tiêu đánh giá là khối lượng vận chuyển, khố lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
Câu 7: Yếu tố nào sau đây có tính quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao thông vận tải nước ta trong các năm qua?
A. Công cuộc Đổi mới kinh tế - xã hội.
B. Quan hệ quốc tế mở rộng.
C. Vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải ngày càng nhiều.
D. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?
A. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá.
B. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.
C. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
D. Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km. 
Câu 9: Chất lượng của ngành giao thông vận tải được đo bằng
A. tổng chiều dài mặt đường xây dựng.
B. số lượng phương tiện giao thông và hành khách vận chuyển.
C. sự tiện nghi và an toàn cho con người và hàng hóa.
D. khối lượng hàng hóa vận chuyển.
Câu 10: Đơn vị tính của khối lượng vận chuyển là
A. số hành khách và

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_thi_hoc_ki_ii_mon_dia_li_khoi_10_nam_hoc_201.docx