Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 12 cơ bản Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
Bài 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
* Môi trường và các nhân tố sinh thái:
+ Khái niệm môi trường sống của sinh vật. Các loại môi trường sống.
+ Nhân tố sinh thái là tất cả những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật
+ Nhân tố sinh thái bao gồm :
- Nhân tố vô sinh : là tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. Ví dụ : Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…
- Nhân tố hữu sinh : là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh.
* Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái:
+ Giới hạn sinh thái :
- Giới hạn sinh thái : Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được.
- Khoảng thuận lợi : Là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
- Khoảng chống chịu : Là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
+ Ổ sinh thái :
- Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
- Nơi ở chỉ là nơi cư trú.
- Phân biệt rõ 2 khái niệm này bằng ví dụ.
BÀI 36 : QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
* Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể:
+ Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
+ Lưu ý quần thể có lịch sử hình thành và có mối quan hệ tương hỗ giữa các cá thể với nhau và với môi trường.
+ Quá trình hình thành quần thể : Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới môi trường sống mới của môi trường. Những cá thể thích nghi được với môi trường thì tồn tại và giữa chúng thiết lập mối quan hệ sinh thái, các cá thể sinh sản và dần hình thành quần thể ổn định.
* Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: Quan hệ cùng loài.
1. Quan hệ hỗ trợ
+ Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ : Thể hiện thông qua hiệu quả nhóm, cụ thể :
- Đối với động vật thể hiện ở lối sống bầy đàn.
- Đối với thực vật thể hiện ở hiện tượng sống thành búi, khóm…
+ Ý nghĩa :
- Đối với thực vật.
Hạn chế sự mất nước, chống lại tác động của gió.
Thông qua hiện tượng liền rễ ở một số loài cây mà quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn.
- Đối với động vật :
Giúp nhau trong quá trình tìm kiếm thức ăn, cũng như chống lại kẻ thù.
Tăng khả năng sinh sản.
- Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối đa nguồn sống, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của loài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 12 cơ bản Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC TỔ: HÓA - SINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: SINH HỌC 12 Phần bảy. SINH THÁI HỌC CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Bài 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI * Môi trường và các nhân tố sinh thái: + Khái niệm môi trường sống của sinh vật. Các loại môi trường sống. + Nhân tố sinh thái là tất cả những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật + Nhân tố sinh thái bao gồm : - Nhân tố vô sinh : là tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. Ví dụ : Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm - Nhân tố hữu sinh : là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. * Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: + Giới hạn sinh thái : - Giới hạn sinh thái : Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được. -...tranh giành con cái hoặc ngược lại trong đàn vào mùa sinh sản. + Biểu hiện : - Ở thực vật : thông qua hiện tượng tự tỉa. - Ở động vật thể hiện ở sự cách li cá thể. + Ý nghĩa : - Giảm sự cạnh tranh. - Nhờ cạnh tranh mà số lượng cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. + Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. BÀI 37 : CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT . * Tỉ lệ giới tính: + Khái niệm tỉ lệ giới tính. + Hoàn thành nội dung vào bảng 37.1. Từ đó rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính. * Nhóm tuổi: + Phân tích các tháp tuổi của quần thể sinh vật. + Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi : Nghiên cứu nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên có hiệu quả hơn. + Lưu ý thêm : - Thành phần nhóm tuổi trong quần thể sinh vật có ảnh hưởng quan trọng trong việc khai thác nguồn sống của môi trường và khả năng sinh sản của quần thể. - Động vật có chu kì sống ngắn, có tuổi thọ trung bình của quần thể thấp, phát dục sớm, tỉ lệ sinh lớn, tỉ lệ tử vong cao ® số lượng cá thể hàng năm dao động lớn, nhưng khả năng phục hồi nhanh. Động vật có chu kì sống dài thì ngược lại. - Cấu trúc của quần thể người. * Sự phân bố cá thể của quần thể: + Các kiểu phân bố cá thể trong quần thể. Ý nghĩa của các kiểu phân bố đó. + Nội dung ở bảng 37.2 (trang 164 SGK). Người ta vận dụng nghiên cứu phân bố cá thể vào sản xuất như thế nào ? * Mật độ cá thể của quần thể: + Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. + Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. + Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống. BÀI 38 : CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (Tiếp) * Kích thước của quần thể: + Kích thước của quần thể : Là số lượng cá thể( hoặc khối lượng hay năng lượng tí...+ Khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể và cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể. + Các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. + Giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Chương II. QUẦN XÃ SINH VẬT Bài 40 : QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ * Khái niệm quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật : là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. * Một số đặc trưng cơ bản của quần xã + Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã. - Loài ưu thế : là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trường. - Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác. Ví dụ : cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Vĩnh Phú, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh (trong nhiều trường hợp một loài có thể vừa là loài ưu thế, vừa là loài đặc trưng). + Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã. - Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biển, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài. - Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang. Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển, vùng gần bờ thành phần sinh vật
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_co_ban_nam_202.doc