SKKN Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Lớp 10 THPT (Ban cơ bản)

Trong những năm gần đây, dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đang đứng trước yêu cầu đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy vai trò sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong đời sống xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu đó, dạy học lịch sử không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn mà phải rèn luyện kỹ năng sống, năng lực tự học, học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi.     

      Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông:  “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “ dạy người”, “kỹ năng sống” và “ dạy nghề” cho thanh thiếu niên”.

      Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóaXI)  nêu rõ: giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc có hiệu quả.

        Rèn luyện KNS qua môn học ở trường THPT nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức để hòa nhập với cộng đồng và xu thế toàn cầu hóa. Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi đang dần hoàn thiện nhân cách, giàu ước mơ, hoài bão, ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá song thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động.…do đó chúng ta cần hướng các em đến những chuẩn mực hành vi, thân thiện, sống có mục đích, hòa nhập cùng tập thể, có trách nhiệm  đối với môi trường, truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc.

      Môn Lịch sử nói chung và lịch sử lớp 10 nói riêng là môn học có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục, rèn luyện KNS  cho học sinh bởi nội dung của bài học lịch sử chứa đựng nhiều bài học quý báu để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức tự chủ, tinh thần chiến đấu, ý thức giữ gìn bảo tồn văn hóa của nhân loại…. buộc học sinh phải vận dụng nhiều kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích đánh giá, vận dụng và rút ra bài học, trách nhiệm cho bản thân.

          Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: "Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học  Lịch sử lớp 10 THPT - Ban cơ bản” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.

docx 52 trang Lệ Chi 22/12/2023 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Lớp 10 THPT (Ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Lớp 10 THPT (Ban cơ bản)

SKKN Xác định nội dung và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Lớp 10 THPT (Ban cơ bản)
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
	Trong những năm gần đây, dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng đang đứng trước yêu cầu đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy vai trò sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong đời sống xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu đó, dạy học lịch sử không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn mà phải rèn luyện kỹ năng sống, năng lực tự học, học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi. 
	Thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông: “Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “ dạy người”, “kỹ năng sống” và “ dạy nghề” cho thanh thiếu niên”.
	Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (k...thức cơ bản trong môn Lịch sử 10 có thể kết hợp rèn luyện kỹ năng sống cho HS.
- Đưa ra một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 THPT qua dạy lồng ghép trong môn lịch sử.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, đối chiếu kết quả thu được từ các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng để rút ra những kết luận về tính khả thi và phù hợp của sáng kiến.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học lịch sử lớp 10 THPT trong các bài học chính khóa. 
- Vận dụng đối với học sinh ở trường THPT Đông Hiếu - TX Thái Hòa, trường THPT 1/5 – huyện Nghĩa Đàn.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
 Rèn luyện KNS cho học sinh là một yêu cầu không thể thiếu được trong dạy học, nó được xem là một trong những yêu cầu cơ bản. Rèn luyện KNS cho học sinh nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, tạo cơ hội để HS thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, phát triển toàn diện. Do vậy, việc rèn luyện KNS trong dạy học ngày càng được quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới như:
 	- Module THPT 35 của NXB giáo dục.
 	- Sáng kiến kinh nghiệm của Nguyễn Thị Ngọc Tú chuyên Lương Thế Vinh - tỉnh Đồng Nai.
	- Tạp chí giáo dục số tháng 9 năm 2018.
Ngoài ra, còn có một số tài liệu khác cũng đề cập tới việc rèn luyện KNS cho học sinh phổ thông. Nhưng nhìn chung các tài liệu đó chỉ đề cập đến những khái niệm về kỹ năng, phân loại kỹ năng, phương pháp rèn luyện KNS cho học sinh nói chung chứ chưa đi sâu vào việc xác định các biện pháp cụ thể. 
Trên cơ sở kế thừa, phát triển các đề tài đã có nhằm tìm ra các nội dung và biện pháp cụ thể trong việc rèn luyện KNS cho HS thông qua bài dạy môn Lịch sử lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở nhà trường THPT nói chung và một số trường ở Nghệ An nói riêng.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó để phân tíc...ười khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
2. Phân loại kỹ năng sống
 Việc phân loại KNS chỉ mang tính tương đối, tuỳ thuộc vào khía cạnh xem xét và đặc thù của từng quốc gia, phù hợp với việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống. 
Dù có sự khác biệt về quan niệm về KNS nhưng các tổ chức UNESCO,WHO và UNICEF đã thống nhất phân loại các KNS cơ bản, cần thiết nhất cho tất cả mọi người: 
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề.
+ Kỹ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán.
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
+ Kỹ năng ra quyết định.
+ Kỹ năng tư duy sáng tạo.
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân.
+ Kỹ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị 
+ Kỹ năng thể hiện sự cảm thông.
+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
3. Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng sống trong môn Lịch sử 10
Ở Việt Nam, giáo dục và đào tạo đang được đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa rèn luyện KNS vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục.
Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống, ... Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng.
Do đặc điểm của việc học tập lịch sử: Chủ thể nhận thức không trực tiếp quan sát đối tượng nhận thức nên việc người GV cần hướng học sinh đến đối tượng nhận thức đó, rèn cho học sinh cách suy nghĩ để lĩnh hội nó. Ăng ghen đã nêu rõ: “ Lịch sử bắt đầu từ đâu, thì tư duy cũng bắt đầu từ đó”, sự nhận thức là thuộc tính của con người, thông qua hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất, trong quan hệ xã hội.
Trong khi đó, lịch sử nói chung và lịch s

File đính kèm:

  • docxskkn_xac_dinh_noi_dung_va_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_song_c.docx