SKKN Dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” Lịch sử 10 THPT

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Lịch sử giữ một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và truyền thống cho học sinh. Qua môn học giáo dục hình thành phẩm chất, có lòng yêu nước nồng nàn, yêu CNXH, biết suy nghĩ độc lập, hành động tập thể, và có tổ chức, nhận rõ kết quả hoạt động của mình, phát triển tối đa tinh thần chủ động đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Dạy học tốt bộ môn Lịch sử nhằm góp phần vào thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng về đào tạo thế hệ trẻ, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, đưa đất nước phát triển và hội nhập. Trong đó, những tri thức lịch sử truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng.

Thực tế, tình yêu nước bắt đầu từ tình yêu quê hương. Nhà văn hoá Xô viết Ilyu-E-ren-bua từng nói: "Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu các cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông. v..v”“Quê hương nghĩa nặng tình cao” (Hồ Chí Minh) mà đi xa ai cũng nhớ, khổ đau lại càng muốn về.

          Thật vậy! Một con người yêu Tổ quốc thiết tha thì càng yêu quê hương mình sâu sắc, càng yêu quê hương thì càng yêu Tổ quốc và ngược lại. Quê hương và Tổ quốc tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau làm phong phú tình cảm của mỗi con người. Chính vì thế mà trong sự hình thành nhân cách của học sinh, lịch sử truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng.

          Trong vài thập kỷ gần đây, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cũng như quá trình hội nhập quốc tế đã dẫn đến nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế - tri thức. Trong nền kinh tế - tri thức, kiến thức và kỹ năng của con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho nền giáo dục là ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức tối thiểu, cần thiết, các môn học cần tạo ra cho học sinh các năng lực nhất định để khi tham gia sản xuất hoặc nghiên cứu khoa học, họ có thể thích ứng được với các yêu cầu của xã hội. Quan điểm của Đảng về vấn đề này thể hiện ở mục tiêu giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước hiện tại và tương lai. Trong đó đặc biệt chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. Và “ Dạy học phải gắn liền với thực tế, giải quyết được các vấn đề, các yêu cầu của thực tế”. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn liền với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Kết quả của dự án là một sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. Sử dụng dạy học theo dự án không chỉ giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập mà còn rèn luyện, củng cố rất nhiều kỹ năng. Tuy nhiên việc sử dụng dạy học dự án mới chỉ áp dụng ở các trường đại học và cao đẳng. Hiện nay có rất ít giáo viên THPT hiểu biết về dạy học dự án và rất hiếm giáo viên sử dụng hình thức này trong giảng dạy. Căn cứ vào đặc điểm môn học và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tôi chọn đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” Lịch Sử 10 – THPT.

docx 65 trang Lệ Chi 22/12/2023 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” Lịch sử 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” Lịch sử 10 THPT

SKKN Dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” Lịch sử 10 THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
Dạy học dự án vào dạy học chủ đề “ Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” Lịch sử 10 - THPT
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
Môn : Lịch sử
Tổ: Khoa học xã hội
SĐT: 0988262166
Năm học : 2019 - 2020
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
 	Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Lịch sử giữ một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và truyền thống cho học sinh. Qua môn học giáo dục hình thành phẩm chất, có lòng yêu nước nồng nàn, yêu CNXH, biết suy nghĩ độc lập, hành động tập thể, và có tổ chức, nhận rõ kết quả hoạt động của mình, phát triển tối đa tinh thần chủ động đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Dạy học tốt bộ môn Lịch sử nhằm góp phần vào thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng về đào tạo thế hệ trẻ, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha ... học theo dự án không chỉ giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập mà còn rèn luyện, củng cố rất nhiều kỹ năng. Tuy nhiên việc sử dụng dạy học dự án mới chỉ áp dụng ở các trường đại học và cao đẳng. Hiện nay có rất ít giáo viên THPT hiểu biết về dạy học dự án và rất hiếm giáo viên sử dụng hình thức này trong giảng dạy. Căn cứ vào đặc điểm môn học và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tôi chọn đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” Lịch Sử 10 – THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu, xây dựng: dạy học dự án vào dạy học chủ đề “Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” Lịch Sử 10 – THPT. Nhằm nâng cao sự liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, thực hiện hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo tính hứng thú trong học tập, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành một số phẩm chất năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng, cung cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài giải quyết các vấn đề sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học gắn liền với trải nghiệm. 
- Thiết kế tiến trình dạy học dự án qua chủ đề “Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX”. 
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị công tác và các đơn vị khác.
- Khảo sát kết quả thử nghiệm đề tài thông qua lấy ý kiến của đồng nghiệp và học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 10 tại đơn vị công tác trong năm học 2018 – 2019 và 2019 -2020
- Nghiên cứu xây dựng chủ đề dạy học “Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX” bằng dạy học dự án.
- Phạm vi và khả năng nhân rộng cho tất cả các đối tượng học sinh, áp dụng cho dạy học đại trà ở tất cả các trường THPT, góp phần phân luồng học sinh sau THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
	Ở đề tài này tôi đ... chức và thiết kế nội dung theo hướng trải nghiệm, sáng tạo. Học sinh làm việc chủ yếu theo nhóm, có thể vận dụng kiến thức liên môn để đóng vai, thuyết minh, phỏng vấn. Hoạt động trải nghiệm dạy học dự án ngoài phạm vi nhà trường còn nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên đối với đất nước. Phương pháp dạy học dự án qua chủ đề giúp giáo viên có thể tham khảo, sử dụng một cách sáng tạo, hiệu quả trong dạy học và thông qua kết quả thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
  	1.2.1. Dạy học theo dự án
Là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Người học được hướng dẫn để thực hiện các công việc như tự lập kế hoạch, tự triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh, tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả của dự án là những sản phẩm cụ thể, được trình bày rõ ràng, có thể giới thiệu được.
Quan điểm đổi mới dạy học hiện nay là tăng tính hành động, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề thực tiễn của nguời học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, dạy học theo dự án là một trong những hình thức thực hiện được quan điểm này.
1.2.2. Các bước tiến hành của dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án được thực hiện theo 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định chủ đề, nhiệm vụ học tập và nghiên cứu gắn với yêu cầu của môn học.
- Có thể khởi đầu bằng ý tưởng học sinh quan tâm hoặc những định hướng, chỉ dẫn của giáo viên.
- Cần tạo ra một tình huống xuất phát, một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống, chú ý hứng thú của người học cũng như ý nghĩa của đề tài.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện:
- Học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên xây dựng đề cương lập kế hoạch thực hiện
- Xác định mục tiêu của dự án.
- Hình dung nội dung chi tiết và các công việc cụ thể, cách thức thự

File đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_du_an_vao_day_hoc_chu_de_so_ket_lich_su_viet_na.docx