SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) Lớp 10 (Ban cơ bản)

1. Lý do chọn đề tài

Bước sang thế kỉ XXI, do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng, với những biến đổi liên tục và khôn lường; để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.

Ở Việt Nam, hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI ngày 4.11.2013 đã thông qua chủ trương “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học... Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học được coi là vấn đề then chốt của đổi mới giáo dục.

Bộ môn Lịch sử là một trong những môn học có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là một yêu cầu cấp thiết góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã và đang được nhiều giáo viên quan tâm song còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của xã hội. Nhiều giáo viên vẫn còn dạy theo lối truyền thống, sử dụng tư liệu lịch sử chỉ mang tính minh họa, không phát huy được tính tích cực của học sinh, do đó các em không hứng thú học tập môn Lịch sử và dẫn đến coi nhẹ bộ môn. Để khắc phục tình trạng trên một yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên Lịch sử là phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) ,lớp 10, Ban cơ bản”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

          - Mục đích: Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học phần Lịch sử phong kiến Việt Nam ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) và đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.

          - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thưc hiện mục đích trên, đề tài tập trung vào giải quyết một số nhiệm vụ sau:

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

+  Tìm hiểu chương trình lịch sử phong kiến Việt Nam ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) từ đó xác định nội dung tư liệu lịch sử cần sử dụng và đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy học phần lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)  .

+ Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp từ đó rút ra kết luận khoa học về việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), lớp 10, Ban cơ bản.

- Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), lớp 10, Ban cơ bản. 

4. Đóng góp của đề tài.

- Khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

- Phản ánh được thực trạng sử dụng tư liệu lịch sử trong trường phổ thông

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), lớp 10, Ban cơ bản.

docx 82 trang Lệ Chi 22/12/2023 7360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) Lớp 10 (Ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) Lớp 10 (Ban cơ bản)

SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) Lớp 10 (Ban cơ bản)
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng, với những biến đổi liên tục và khôn lường; để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.
Ở Việt Nam, hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI ngày 4.11.2013 đã thông qua chủ trương “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp dạ... XIX) .
+ Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp từ đó rút ra kết luận khoa học về việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), lớp 10, Ban cơ bản.
- Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), lớp 10, Ban cơ bản. 
4. Đóng góp của đề tài.
- Khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
- Phản ánh được thực trạng sử dụng tư liệu lịch sử trong trường phổ thông
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), lớp 10, Ban cơ bản.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận 
1.1. Quan niệm 
1.1.1. Quan niệm về tư liệu lịch sử
Lịch sử là những gì đã xẩy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đồng thời nó cũng tồn tại khách quan với chúng ta. Do xẩy ra trong quá khứ cho nên con người không thể quan sát trực tiếp các sự kiện, quá trình lịch sử đó; do vậy việc nhận thức lịch sử phải dựa vào nhiều tư liệu lịch sử khác nhau.
Tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt với khoa học lịch sử nói chung cũng như việc học lịch sử nói riêng. Khoa học lich sử tồn tại được trên cơ sở các sự kiện lịch sử, mà các sự kiện lịch sử lại là những tế bào cấu thành lịch sử mà các tế bào đó là từ các tư liệu lịch sử. Tư liệu lịch sử tồn tại cho khoa học lịch sử và ngược lại khoa học lịch sử không thể thiếu nó. Tư liệu lịch sử như một cầu nối nhà nghiên cứu với quá khứ nói cách khác nó như một thứ nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm khác. 
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về tư liệu lịch sử:
Theo phư...liệu hết sức phong phú và đa dạng. Tùy theo nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu người ta thường chia tư liệu thành nhiều nhóm khác nhau nhưng tựu chung lại có ba nhóm tư liệu lịch sử chính: Tư liệu thành văn, tư liệu hiện vật và tư liệu trực quan. Trong mỗi nhóm này lại bao gồm nhiều loại tư liệu mang những đặc điểm, nội dung phản ánh và xuất xứ khác nhau. Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối.
Nhóm tư liệu thành văn: Tư liệu thành văn hay còn gọi là tư liệu chữ viết vì mọi nội dung lịch sử của nó đều được biểu thị bằng chữ viết. Nguồn tư liệu này chiếm khối lượng lớn và đặc biệt quan trọng, đôi khi chiếm địa vị chủ yếu trong các nguồn sử liệu, có thể sử dụng trong giảng dạy bất cứ bài học lịch sử nào. Hơn nữa tư liệu thành văn có nội dung phong phú, gọn nhẹ, dễ sưu tầm và sử dụng. Với khối lượng lớn và hết sức đa dạng như vậy nên người ta đã chia tư liệu thành văn thành những nhóm hoặc loại khác nhau: có loại mang tính chất văn học như sử biên niên, hồi ký..., có loại mang tính chất khế ước, chế định như các loại văn tự, luật pháp... Song mọi sự phân loại chỉ có tính chất tương đối vì nguồn sử liệu này được viết ra không hoàn toàn theo những khuôn khổ nhất định cho một giai đoạn lịch sử. Dù được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhìn một cách tổng thể tư liệu thành văn có ưu điểm nổi bật là phản ánh tương đối toàn diện và chi tiết các sự kiện, nhất là về đời sống chính trị, xã hội. Cũng do ưu điểm đó, tư liệu thành văn bao giờ cũng được sử dụng phổ biến và tập trung hơn.
Nhóm tư liệu hiện vật: là những sản phẩm trong quá trình hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người, tồn tại dưới dạng các hiện vật như các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ học. Tư liệu hiện vật cực kì phong phú và đa dạng. Đây chính là những tư liệu “biết nói” có giá trị rất lớn, không chỉ đối với các nhà nghiên cứu mà cả trong giảng dạy lịch sử, nó như một minh chứng nói lên sự thật lịch sử mà không ai chối bỏ được.
Hiện nay chúng ta còn giữ được một số lượng di tíc

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_tu_lieu_lich_su_theo_huong_phat_trien_nang_luc.docx