SKKN Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho HS Lớp 12

Tổ chức hoạt động dạy – học địa lí gắn với trải nghiệm thực tế cho học sinh bằng thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo các di tích văn hóa, danh thắng, đặc biệt là các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng ở nơi học sinh sinh sống sẽ khiến cho bài giảng địa lí  được sinh động, sẽ giúp học sinh cảm thấy bài học địa lí gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em, sẽ bồi dưỡng học sinh sự tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn cũng như khơi dậy cho học sinh khát khao tìm hiểu, khám phá và phát huy tiềm năng của quê hương mình.

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một vùng giàu tiềm năng du lịch. Huyện Yên Thành có trên 200 di tích – danh thắng đã được lập danh mục quản lí, trong đó có 23 di tích được công nhận là di tích quốc gia, 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh, là huyện có nhiều di tích được công nhận nhất tỉnh Nghệ An. Đó là niềm tự hào mà nhân dân và Đảng bộ huyện Yên Thành đang ra sức phát huy để những giá trị đó mãi mãi trừơng tồn. Tuy nhiên, hầu hết người dân nơi đây chưa thực sự thấy được giá trị của tiềm năng du lịch địa phương mang lại. Đặc biệt, các em học sinh – chủ nhân của quê hương, đất nước cần phải hiểu rõ về tài nguyên du lịch ở địa phương mình để có ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy tiềm năng sẵn có, góp phần phát triển kinh tế nơi mình sinh ra và lớn lên.

Bản thân mỗi giáo viên Địa lí chúng tôi luôn trăn trở, muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giáo dục những truyền thống tốt đẹp, giáo dục ý thức và trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng như tạo cho học sinh niềm đam mê khám phá những giá trị tốt đẹp ngay trên quê hương mình. 

Xuất phát từ những lí do trên, đồng thời ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc nỗ lực tìm hiểu, học tập những định hướng mới trong giáo dục nhằm nâng cao kiến thức chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc giảng dạy tại trường phổ thông nên tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến:Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Yên Thành”.

docx 51 trang Lệ Chi 22/12/2023 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho HS Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho HS Lớp 12

SKKN Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho HS Lớp 12
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
Trường THPT Bắc Yên Thành
Đề tài:
GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH QUA HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM TẠI MỘT SỐ DI TÍCH, DANH THẮNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH
Môn: Địa lí
Tác giả: Cung Thị Quỳnh Hoa
Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội
Yên Thành - 2020. Số điện thoại: 0965966289
	MỤC LỤC	
NỘI DUNG
TRANG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
3
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu 
4
1.3. Phạm vi nghiên cứu
4
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
1.5. Phương pháp nghiên cứu
4
1.6. Tính mới của đề tài
5
II. NỘI DUNG
6
Chương I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
6
1. Lí luận về dạy học gắn với trải nghiệm
6
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản
6
1.2. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng taojtrong việc học tập Địa lí
9
2. Cơ sở thực tiễn
10
2.1. Một số di tích, danh thắng tiêu biểu của Nghệ An và huyện Yên Thành
10
2.2. Thực trạng chung về dạy học gắn với trải nghiệm ở môn Địa lí
10
2.3. Thực tiễn về dạy họ...dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của những người dân vào nền giáo dục của đất nước. 
Địa lí được coi là "ngành học về thế giới" đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Vì thế, khi hình thành khái niệm địa lí (nhất là các khái niệm địa lí chung) không có gì tốt bằng việc học sinh được tự mình trải nghiệm và rút ra khái niệm sẽ làm vấn đề được rõ nét và khắc sâu hơn. Việc học trải nghiệm giúp tạo hứng thú cho học sinh mà vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức theo yêu cầu của chương trình.
Tổ chức hoạt động dạy – học địa lí gắn với trải nghiệm thực tế cho học sinh bằng thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo các di tích văn hóa, danh thắng, đặc biệt là các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng ở nơi học sinh sinh sống sẽ khiến cho bài giảng địa lí được sinh động, sẽ giúp học sinh cảm thấy bài học địa lí gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em, sẽ bồi dưỡng học sinh sự tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn cũng như khơi dậy cho học sinh khát khao tìm hiểu, khám phá và phát huy tiềm năng của quê hương mình.
Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một vùng giàu tiềm năng du lịch. Huyện Yên Thành có trên 200 di tích – danh thắng đã được lập danh mục quản lí, trong đó có 23 di tích được công nhận là di tích quốc gia, 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh, là huyện có nhiều di tích được công nhận nhất tỉnh Nghệ An. Đó là niềm tự hào mà nhân dân và Đảng bộ huyện Yên Thành đang ra sức phát huy để những giá trị đó mãi mãi trừơng tồn. Tuy nhiên, hầu hết người dân nơi đây chưa thực sự thấy được giá trị của tiềm năng du lịch địa phương mang lại. Đặc biệt, các em học sinh – chủ nhân của quê hương, đất nước cần phải hiểu rõ về tài nguyên du lịch ...trải nghiệm thực tế tại các di tích văn hóa, lịch sử và danh thắng trên địa bàn huyện Yên Thành.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát, thống kê, phân loại: 
Khảo sát các tài liệu hướng dẫn cách thức tổ chức của hai loại hình hoạt động trải nghiệm đó là thực địa và tham quan nói chung và trong bộ môn địa lí nói riêng.
- Phân tích, tổng hợp, quy nạp:
 Trên cơ sở phân tích cụ thể mục đích, các bước tiến hành một hoạt động trải nghiệm, điều kiện cụ thể của từng đối tượng học sinh ở địa phương, người viết lựa chọn những phương pháp nổi bật, tối ưu, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và tâm lí của các em.
- Thực nghiệm sư phạm: 
Sau khi xây dựng đề cương, được sự góp ý, phản biện của đồng môn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm bằng việc áp dụng cách thức tổ chức hoạt động dạy học gắn với trải nghiệm thực tế tại số di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trên quê hương Yên Thành cho học sinh khối 12 tại trường chúng tôi năm học 2018 – 2019. Khi đã thu nhận được những kết quả ban đầu, đến năm học 2019 – 2020, chúng tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm tại trường đồng thời nhờ các đồng nghiệp nhân rộng mô hình tại các trường THPT khác trong huyện. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để chúng tôi đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm này.
Tính mới của đề tài
	Được thể hiện trước hết ở nội dung và đối tượng để học sinh khám phá, trải nghiệm: một số di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh trên quê hương Yên Thành. Đó là Đình Sừng thuộc xã Lăng Thành; Nhà thờ Trạng Nguyên Hồ Tông Thốc thuộc xã Thọ Thành; Đền Đức Hoàng thuộc xã Phúc Thành; núi Tháp Lĩnh – đền Cả thuộc xã Hậu Thành. 
Các nội dung thực hiện hoạt động trải nghiệm mà giáo viên hướng dẫn đều xuất phát và gắn liền với không gian sống của các em. Ở mỗi khu vực trường đều có những di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng tiêu biểu. Những địa chỉ mà các em trải nghiệm là những địa chỉ chưa được khai thác hoặc chỉ mới khai thác ở mức độ cầm chừng. Và với những địa chỉ này, nguồn tư liệu trong sách giáo khoa chưa

File đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_bao_ve_tai_nguyen_du_lich_qua_hoat_dong_trai_n.docx