Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sáng tạo trong dạy học chủ đề ph và môi trường Hoá học 11 THPT

Giáo dục STEM đang trở thành một xu hướng giáo dục mang tính tất yếu trên thế giới. Hình thức giáo dục này đóng vai trò là đòn bẩy để thực hiện mục tiêu giáo dục năng lực cho các công dân tương lai đáp ứng nhu cầu của nền khoa học công nghệ 4.0 trong thế kỉ XXI. 

Việt Nam đang chú trọng triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông, giúp học sinh hướng tới các hoạt động trải nghiệm và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Đặc biệt, chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 và quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học trong chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kĩ thuật - toán phù hợp với xu hướng nghành nghề của từng quốc gia, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV.

Thuốc thử axit - bazơ trong chủ đề “pH và môi trường” của chương trình Hóa học vô cơ lớp 11 là một chủ đề quan trọng trong chương trình hoá học phổ thông. Việc sử dụng thuốc thử sẵn có đôi khi cho kết quả không chính xác hoặc không xác định được chính xác giá trị pH như mong muốn. Vì vậy việc tìm ra một loại thuốc thử dễ điều chế, có sẵn trong cuộc sống, giúp học sinh trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh là một nhiệm vụ cần thiết của mỗi một giáo viên hoá học khi dạy chủ đề này.

Theo nghiên cứu, dịch chiết chất màu từ củ khoai lang tím chứa nhiều anthocyanin có khả năng đổi màu trong các môi trường pH khác nhau. Củ khoai lang tím là một loại thực phẩm có ở khắp mọi nơi và mùa nào cũng có, vì vậy việc điều chế chất chỉ thị màu từ củ khoai lang tím là một hoạt động STEM rất thích hợp trong chủ đề “pH và môi trường” của hóa học 11 THPT.

Đã có một số đề tài ứng dụng giáo dục STEM vào các dự án, chủ đề trong giảng dạy môn Hoá học như: chuyên đề dạy học STEM “Hoá học kết nối với cuộc sống” của trường cấp 2 Tô Hiệu – Hải phòng, hay chủ đề “Nguyên tố bí ẩn” trong ngày hội STEM của Đại học khoa học tự nhiên – ĐHQGHN… 

Dự án “Nghiên cứu chiết tách anthocyanin từ củ khoai lang tím (Impomoea batatas) làm chất chỉ thị màu an toàn, phát hiện pH môi trường” của học sinh Nguyễn Lê Mai Linh – THPT Hà Huy Tập thực hiện do Tác giả hướng dẫn đã đạt giải nhất cuộc thi học sinh nghiên cứu KHKT cấp Tỉnh và giải tư quốc gia cuộc thi Học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia tháng 3 năm 2019 tại Hà Nội. 

Hiện tại chưa có dự án nào hướng dẫn học sinh trải nghiệm điều chế thuốc thử axit bazơ nhằm xác định pH môi trường từ củ khoai lang tím theo định hướng giáo dục STEM, vì vậy tôi chọn đề tài: Vận dụng sáng tạo trong dạy học chủ đề “pH và môi trường” – hoá học 11 THPT - theo định hướng giáo dục STEM

docx 41 trang Lệ Chi 22/12/2023 7780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sáng tạo trong dạy học chủ đề ph và môi trường Hoá học 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sáng tạo trong dạy học chủ đề ph và môi trường Hoá học 11 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng sáng tạo trong dạy học chủ đề ph và môi trường Hoá học 11 THPT
VẬN DỤNG SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
pH VÀ MÔI TRƯỜNG - HOÁ HỌC 11 THPT
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài: 
Giáo dục STEM đang trở thành một xu hướng giáo dục mang tính tất yếu trên thế giới. Hình thức giáo dục này đóng vai trò là đòn bẩy để thực hiện mục tiêu giáo dục năng lực cho các công dân tương lai đáp ứng nhu cầu của nền khoa học công nghệ 4.0 trong thế kỉ XXI. 
Việt Nam đang chú trọng triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông, giúp học sinh hướng tới các hoạt động trải nghiệm và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Đặc biệt, chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 và quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học trong chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức hoạt động giáo...Vận dụng sáng tạo trong dạy học chủ đề “pH và môi trường” – hoá học 11 THPT - theo định hướng giáo dục STEM. 
Mục đích nghiên cứu
Với mục tiêu giúp học sinh THPT và cụ thể là học sinh khối 11 trải nghiệm chủ đề STEM trong hoá học phần chất chỉ thị bài axit – bazơ thuộc chương Điện li hoá học 11 THPT. Thông qua các giờ học, việc tổ chức nhiều hoạt động giúp học sinh trải nghiệm thực tế, lôi cuốn các em giải quyết các nhiệm vụ của bài học, tạo hứng thú và niềm tin trong học tập cũng như phát triển tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, khám phá tiềm năng của bản thân. 
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích đanhs giá thực trạng và đề xuất giải pháp dạy học chủ đề chất chỉ thị màu bài Axit – bazơ – hoá học 11 THPT.
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: tổ chức dạy học chủ đề “Chế tạo chất chỉ thị màu an toàn từ dịch chiết từ củ khoai lang tím (Ipomoea batatas) phát hiện pH môi trường” theo định hướng giáo dục STEM, bao gồm: nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, thiết kế các hoạt động của chủ đề, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của hoạt động giáo dục STEM để đa dạng các phương pháp dạy học trong nhà trường.
Địa bàn nghiên cứu: Một số học sinh lớp 11 trường THPT Hà Huy Tập, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Lê Viết Thuật.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2019 đến tháng 2/2020.
Phương pháp nghiên cứu:
	Để đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tác giả đọc và phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của dự án.
Phương pháp thực nghiệm: Cách tiếp cận trong quá trình nghiên cứu dự án là vận dụng hợp lý các kết quả thực nghiệm và mô hình lý thuyết đã công bố của các tác giả khác để tối ưu hóa thí nghiệm, phân tích đánh giá kết quả thu được. 
 Phương pháp toán học: thống kê, xử lí số liệu thống kê.
PHẦN II. NỘI DUNG 
CƠ SỞ KHOA HỌC
I. Giáo dục STEM
I.1. Khái niệm STEM
STEM là thuật ngữ viết t... yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Các mức độ áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông như sau:
a) Dạy học các môn học theo phương thức giáo dục STEM
Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách này, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong quá trình dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần. Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập.
b) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM
Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Qua đó, nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM. Đây cũng là cách thức để thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM.
Để tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, cần có sự tham gia, hợp tác của các bên liên quan như trường trung học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học, doanh nghiệp. Trải nghiệm STEM còn có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa trường trung học với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Theo cách này, sẽ kết hợp được thực tiễn phổ thông với ưu thế về cơ sở vật chất của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Các trường trung học có thể triển khai giáo dục STEM thông qua hình thức câu lạc bộ. Tham gia câu lạc bộ STEM, học sinh được học tập nâng cao trình độ, triển khai các dự án nghiên cứu, tìm hiểu các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM. Đây là hoạt động theo sở thích, năng khiếu của học sinh.
c) Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật. Hoạt động này không mang tính đại trà mà dành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_sang_tao_trong_day_hoc_chu_de.docx