Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chương III - Phần mềm trình chiếu môn tin học quyển 4 trong trường THCS

1. Cơ sở lý luận 

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được các trương phổ thông đặc biệt quan tâm. Làm thế nào để có một phương pháp dạy học linh hoạt và hấp dẫn người học, khơi dậy mong muốn học tập và tìm hiểu kiến thức của người học, dạy học gắn liền với thực tiễn  là một vấn đề bức bách hiện nay của những người làm giáo dục và của đất nước.

          Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) môn tin học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông với vai trò là môn học chính khóa với thời lượng 2 tiết/ tuần cho tất cả các lớp ở cấp học. Đây là một môn học mới đối với học sinh THCS, học sinh (HS) học tin học là học sử dụng máy tính và kĩ năng làm việc trên máy tính. Rất nhiều học sinh đã tiếp xúc và sử dụng thành thạo máy tính, tuy nhiên khi bắt đầu để sử dụng máy tính thì HS vẫn còn bỡ ngỡ và đây là một vấn đề còn khó đối với lứa tuổi THCS. 

Có rất nhiều PPDH tích cực đã được vận dụng vào các môn học ở trường phổ thông, trong đó có PPDH theo dự án (DHTDA). Tuy nhiên phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến đối với môn tin học. Môn học này vẫn còn thiên về lí thuyết, có thực hành ở phòng máy song giờ thực hành đạt hiệu quả không cao. HS chưa được tiếp xúc nhiều với các ứng dụng công nghệ thông tin, vận dụng những ứng dụng đó vào học tập cũng như đời sống. Phương pháp DHTDA rất phù hợp để giải quyết thực trạng trên của bộ môn, phù hợp với việc dạy nội dung kiến thức tin học gắn liền với thực tiễn, ngay cả khi những kiến thức này không nằm trong nội dung sách giáo khoa

doc 52 trang Bảo Giang 03/04/2023 8580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chương III - Phần mềm trình chiếu môn tin học quyển 4 trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chương III - Phần mềm trình chiếu môn tin học quyển 4 trong trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chương III - Phần mềm trình chiếu môn tin học quyển 4 trong trường THCS
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1. Cơ sở lý luận 
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được các trương phổ thông đặc biệt quan tâm. Làm thế nào để có một phương pháp dạy học linh hoạt và hấp dẫn người học, khơi dậy mong muốn học tập và tìm hiểu kiến thức của người học, dạy học gắn liền với thực tiễn  là một vấn đề bức bách hiện nay của những người làm giáo dục và của đất nước.
	Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) môn tin học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông với vai trò là môn học chính khóa với thời lượng 2 tiết/ tuần cho tất cả các lớp ở cấp học. Đây là một môn học mới đối với học sinh THCS, học sinh (HS) học tin học là học sử dụng máy tính và kĩ năng làm việc trên máy tính. Rất nhiều học sinh đã tiếp xúc và sử dụng thành thạo máy tính, tuy nhiên khi bắt đầu để sử dụng máy tính thì HS vẫn còn bỡ ngỡ và đây là một vấn đề còn khó đối với lứa tuổi THCS. 
Có rất nhiều PPDH tích cực đã được vận dụng vào các môn học ở trường phổ thông, trong đó có PPDH theo dự án (DHTDA). ...triển khai dự án; Thu thập phản hồi từ giáo viên và học sinh.
3. Mục tiêu cần đạt được
- DHTDA là một phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt rất phù hợp với môn Tin học trong trường THCS. Vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đưa ra một dự án cụ thể để có thể ứng dụng trong dạy học Tin học trong nhà trường nói chung và dạy học Tin học nói riêng nhằm phát huy tính sáng tạo, tích cực học tập, đề cao tinh thần tự học của HS, đồng thời phát triển các kĩ năng sống (Phân tích, tổng hợp, kĩ năng hợp tác, trình bày vấn đề,) cho học sinh.
- Tìm cách khắc phục những khó khăn cho học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực.
CHƯƠNG II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Nêu vấn đề của sáng kiến
Tin học là bộ môn được đưa vào trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp HS theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa Tin học vào nhà trường nói chung và cấp THCS nói riêng là một việc làm cần thiết để các em làm quen và tiếp cận được với công nghệ tiên tiến của thời đại.
Tuy nhiên, đây là một môn học tương đối khó học, có khá nhiều khái niệm trìu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ bằng tiếng anh vì vậy HS khó hiểu, khó hình dung do đó trong tiết lý thuyết Tin học rất dễ nhàm chán, những HS theo không kịp sẽ không thể tự tìm cho mình kiến thức. Chính vì thế mà tiết học thực hành kém hiệu quả, giờ thực hành không tránh khỏi lộn xộn, xảy ra tình trạng HS ngại tiếp cận với máy tính, thậm chí có những HS còn nhút nhát bị bạn dành máy, mặc cảm nên rất ít chịu thực hành. 
Để khắc phục được những hạn chế trên, trước hết GV phải có PPDH thật tốt, một phương thức tổ chức dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành một cách hợp lí và có hiệu quả. Sử dụng phương pháp DHTDA là một hướng đi đúng cần được áp dụng đối với bộ môn Tin học quyển 1 cấp THCS. Trong phương pháp này GV không còn là người truyền thông tin mà là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động của học sinh, tạo môi trường học tập hợp tác Vai trò của GV là người hướng...kết hợp chẽ giữa lý thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan và khả năng của HS. Trong mô hình DHTDA, HS sẽ liên tục khám phá, giải thích, tổng hợp thông tin một cách sát thực và có ý nghĩa. Các tiết học theo dự án hấp dẫn giúp cho HS hiểu rằng các nhiệm vụ trong lớp là có giá trị. HS sẽ có động cơ tốt khi tin rằng các nhiệm vụ mà họ thực hiện phù hợp với nhu cầu, quyền lợi và các mục đích cá nhân của họ. Song cần nhấn mạnh rằng các nhiệm vụ mà GV đưa ra phải phù hợp với năng lực của HS. Nếu nhiệm vụ quá sức thì HS sẽ mất tự tin, ngược lại, nếu quá dễ thì HS nhanh chán, các hoạt động học không có hiệu quả.
Định hướng sản phẩm: Trong DHTDA học sinh luôn phải tạo ra sản phẩm theo kế hoạch dự án đã đề ra. HS được đánh giá thông qua sản phẩm này cùng với việc công bố, giới thiệu sản phẩm và quá trình làm việc của mình. Vì thế khi giới thiệu dự án phải định hướng sản phẩm rõ ràng.
Tính tự lực cao của HS: Trong DHTDA, HS tham gia tích cực, tự lực vào tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học: đề xuất vấn đề, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, báo cáo kết quả dự án.... Với cách làm việc như vậy, HS thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học, chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Mang tính phức hợp: Nội dung của dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều môn học khác nhau. DHTDA yêu cầu HS sử dụng thông tin của các môn học khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Do đó, bên cạnh nội dung các nhiệm vụ của HS, công việc của GV cũng mang tính phức hợp.
Cộng tác trong làm việc: Thể hiện sự cộng tác chặt chẽ liên tục trên nhiều khía cạnh: giữa GV với HS và giữa HS với HS. Việc cộng tác giữa GV với HS thể hiện ở sự hướng dẫn, tư vấn và cung cấp thông tin phản hồi của GV cho HS. Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, môi trường học tập mang tính cộng đồng. Tính cộng đồng có tầm quan trọng như là phương tiện làm phong phú hơn và mở rộng hiểu biết về những điều họ đang học. Bởi vậy các nhóm HS phải cộng tác trong làm việc mới đảm bảo được thành cô

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_a.doc