Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Phần thứ nhất

ĐẶT VẤN ĐỀ

          

      Ở Tiểu học, giáo viên chủ nhiệm giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp học trên.

        Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học trong các giờ học, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

  Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học,  cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có tới 2, 3 học sinh bỏ học tùy tiện, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó một phần do ảnh hưởng giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và thực sự cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

          Mặt khác, tuy giáo viên Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được làm quen với một cô chủ nhiệm mới. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác thì nề nếp và chất lượng học tập của học sinh các lớp ấy là rất tốt. Nhưng nếu lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? 

doc 25 trang Bảo Giang 30/03/2023 11340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NHUẬN TRẠCH
SÁNG KIẾN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
	Tác giả: Nguyễn Thị Lý
	Trình độ chuyên môn: Đại học
	Chức vụ: Giáo viên
	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nhuận Trạch
NHUẬN TRẠCH NĂM 2017
 L¸ HuÖ T©y 
LỜI CAM ĐOAN
	Tôi xin cam đoan Sáng kiến: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp” do cá nhân tôi tự học tập, nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm trong nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Nhuận Trạch để viết ra. Tôi hoàn toàn không sao chép, sử dụng sáng kiến của người khác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
	Nhuận Trạch, ngày 25 tháng 5 năm 2017
	Người cam đoan
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, các Ban ngành đoàn thể ở địa phương, các đồng chí đồng nghiệp khối lớp ba cùng các em học sinh lớp 3A Trường tiểu học Nhuận Trạch đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện sáng kiến này.
Do thời gian thực hiện sáng kiến chưa nhiều, mặc dù b... chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó một phần do ảnh hưởng giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và thực sự cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 	Mặt khác, tuy giáo viên Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được làm quen với một cô chủ nhiệm mới. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác thì nề nếp và chất lượng học tập của học sinh các lớp ấy là rất tốt. Nhưng nếu lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nền nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn luyện ngay từ lớp một và phải được duy trì, phát huy ở các lớp trên.
 	Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp khối lớp 3, khối lớp giữa cấp học, vừa duy, phát huy thành tích của năm học trước, vừa xây dựng tiêu chí phấn đấu cho năm học sau. Có những năm, công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng, nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm từ khi nhận lớp. Tôi phải xây dựng nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách học, cách ứng xử với bạn, cách trình bày bài viết, bài đọc, quy định về vệ sinh lớp học, đề ra Nội qui của lớp,và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. 
 	 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, giáo viên chủ nhiệm ... vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân ta và giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt đẹp? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áo” dần dần tiến tới “ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta. Cho nên ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc