Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia
Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảng và Nhà nước ta hiện nay, rất quan tâm đến giáo dục, phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, và đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành giáo dục hiện nay là tập trung xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc gia. Trường đạt chuẩn Quốc gia được xem là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Mô hình chuẩn của một trường tiểu học là mục tiêu phấn đấu của tất cả các trường tiểu học, nhằm mục đích có đủ mọi điều kiện về cơ sở vật chất, để đội ngũ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình, và học sinh có đủ các điều kiện để tham gia học tập tốt hơn.
Từ khi có quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường tiểu học đều có hướng phấn đấu và quyết tâm xây dựng đơn vị mình đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và mức độ 2. Các trường khi đã xây dựng đạt trường chuẩn Quốc gia, thì cố gắng phấn đấu duy trì trường chuẩn với chất lượng ngày càng cao hơn và nhất là hiện nay, Thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 12 năm 2012 (thay thế Quyết định số 32/2005) đòi hỏi về cơ sở vật chất của các trường tiểu học ngày càng cao hơn. Đây chính là mục tiêu hướng đến của toàn xã hội, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra môi trường giáo dục đầy đủ các phương tiện để giáo dục toàn diện, vừa dạy chữ, vừa dạy người. Tất cả đều nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Là một trường tiểu học đóng chân trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất chưa được đầu tư xây dựng trang thiết bị bên trong còn nhiều thiếu thốn, nguồn lực hạn chế, nhưng thời gian qua trường tiểu học Long Sơn có nhiều cố gắng trong công tác dạy và học, đặc biệt là hai năm trở lại đây nhà trường đã có những cố gắng nâng cao chất lượng giáo dục, để giáo dục phát triển, không có giải pháp nào khác là xây dựng trường theo hướng trường đạt chuẩn Quốc gia cũng là một tiêu chí quan trọng trong đề án của ngành giáo dục Lương Sơn hiện nay. Theo chỉ tiêu kế hoạch năm học 2015-2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lương Sơn giao cho trường tiểu học Long Sơn nhà trường phải cộng nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia mức 1 sau 6 năm từ năm 2009 (theo quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) điều này thật sự là một khó khăn đối với tôi vì mới chuyển công tác về trường, nếu không có biện pháp, giải pháp tốt thì khó có khả năng đạt được.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia
Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ Đảng và Nhà nước ta hiện nay, rất quan tâm đến giáo dục, phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, và đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành giáo dục hiện nay là tập trung xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc gia. Trường đạt chuẩn Quốc gia được xem là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Mô hình chuẩn của một trường tiểu học là mục tiêu phấn đấu của tất cả các trường tiểu học, nhằm mục đích có đủ mọi điều kiện về cơ sở vật chất, để đội ngũ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình, và học sinh có đủ các điều kiện để tham gia học tập tốt hơn. Từ khi có quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, Ban ...gôi trường đó đã được công nhận lại năm học 2015 - 2016 sau 5 năm và tôi đem những kinh nghiệm mà mình đã thực hiện ở nơi công tác cũ tiếp tục xây dựng duy trì để đủ điều kiện công nhận lại trường tiểu học Long Sơn đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Với tinh thần cơ bản đó, trong hoạt động Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ CBQL, giáo viên, CSVC, trang thiết bị, công tác XHHGD là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Những năm qua, tình hình đội ngũ CBQL, giáo viên trong đơn vị chưa đồng bộ về cơ cấu thiếu giáo viên dạy môn chuyên biệt, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lí, chất lượng đào tạo cũng không đồng đều, chưa mang tính thống nhất chung, dẫn đến phân hoá về tay nghề, năng lực giảng dạy của từng giáo viên. Về CSVC thiếu, một số phòng học đã xuống cấp, bàn ghế của giáo viên và học sinh lại càng thiếu trầm trọng hơn. Trang thiết bị dạy học còn thiếu, các phòng chức năng chưa có trang thiết bị bên trong, ngoài sân, cây xanh thảm cỏ chưa phát triển. Nhà để xe cho giáo viên dùng tạm đã xuống cấp, nhà vệ sinh học sinh không có, sân chơi bãi tập của cả 3 điểm trường không đảm bảo yêu cầu, nhà vệ sinh học sinh chưa có . Vì vậy xây dựng một ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia là một quá trình chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt, phải có sự nỗ lực, quyết tâm cao của Hội đồng sư phạm cùng với sự hỗ trợ tích cực của Hội phụ huynh nhà trường, bên cạnh là vai trò chỉ đạo của Phòng Giáo dục huyện Lương Sơn. Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia” với nội dung trình bày dưới đây, mong được góp một phần nho nhỏ trong nhiệm vụ chung của địa phương. Chương II NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận Với quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, giáo dục đào tạo vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội”. Với quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giá... giáo giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường. Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC về việc hướng dẫn sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các sơ sở GD&ĐT. Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế của đất nước còn gặp nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước chưa có điều kiện đầu tư để đáp ứng nhu cầu xây dựng các trường học. Điều này đòi hỏi các trường học phải biết vận dụng chủ trương xã hội hóa của nhà nước, đề ra biện pháp đúng đắn để thực hiện cho đơn vị đạt hiệu quả. Căn cứ Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển sự nghiệp giáo dục của trường, đồng thời là yêu cầu phát triển mới của đất nước, của địa phương. Yêu cầu đó phải được quán triệt cả về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên của trường và cấp ủy Đảng, chính quyền, đến các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ở địa phương xã Long Sơn phải đặt dưới sự lãnh đạo sâu sắc của Đảng. II. Thực trạng Trường tiểu học Long Sơn được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia (mức độ 1) từ năm học 2009 - 2010. Kể từ khi được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch củng cố giữ vững thành quả của một trường chuẩn Quốc gia, từng bước phát triển nâng cao chất lượng dạy học, tu bổ cơ sở vật chất để hoàn thiện dần cho việc công nhận lại trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ1. 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo công tác giáo dục nói chung, xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia nói riêng của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Long Sơn, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể trên địa bàn. Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn góp phần tích cực trong việc xây trường đạt chuẩn Quốc gia trong từng g
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_tieu.doc