Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện- đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Như vậy Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra cho giáo dục một trọng trách lớn - đòi hỏi Ngành giáo dục phải làm như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đó là những con người có phẩm chất tốt, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo. 

           Chất lượng giáo dục ở Tiểu học tốt sẽ tạo nền móng vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt khi người Hiệu trưởng của trường đó phải biết làm tốt công tác quản lý của mình. Đặc biệt là công tác kiểm tra. Vì chỉ có kiểm tra thì mới phát hiện ra những sai sót, lệch lạc, những việc làm tốt, chưa tốt của giáo viên, học sinh...để từ đó động viên, khen ngợi, phê bình, nhắc nhở, uốn nắn, điều chỉnh, kịp thời giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ. Và chỉ có kiểm tra thì hiệu trưởng mới có được kênh thông tin ngược, căn cứ vào đó hiệu trưởng điều chỉnh lại kế hoạch của mình cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn.

           Xuất phát từ tình hình thực tế công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Nhuận trạch nói riêng. Cộng với sự  tâm đắc, ham muốn học hỏi của bản thân về vấn đề này nên tôi chọn nghiên cứu sáng kiến: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường tiểu học Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.

doc 18 trang Bảo Giang 30/03/2023 12140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng trường Tiểu học Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NHUẬN TRẠCH
SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NHUẬN TRẠCH – HUYỆN LƯƠNG SƠN – TỈNH HÒA BÌNH
	Tác giả: Nguyễn Thị Liên
	Trình độ chuyên môn: Đại học
	Chức vụ: Hiệu trưởng
	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nhuận Trạch
HÒA BÌNH - NĂM 2016
 L¸ HuÖ T©y 
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện- đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Như vậy Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra cho giáo dục một trọng trách lớn - đòi hỏi Ngành giáo dục phải làm như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đó là những con người có phẩm chất tốt, có sức khoẻ, năng động, sá...ng thông tin ngược thứ nhất đó là những thông tin phản hồi từ giáo viên, nhân viên, học sinh đến hiệu trưởng, luồng thông tin thứ hai cũng rất quan trọng đó là luồng thông tin từ giáo viên, nhân viên, học sinh đến chính nó. Nghĩa là giáo viên, nhân viên, học sinh tự điều chỉnh, tự thay đổi bản thân cho phù hợp với quá trình quản lý. 
Kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học là một hoạt động mang tính pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của nhà nước và của Bộ GD&ĐT: Luật Giáo dục; Điều lệ trường Tiểu học; Luật thanh tra; Hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ thanh tra các năm họcỞ trường tiểu học thông thường tồn tại các hoạt động như: Thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ. Hai hoạt động này có những mặt thống nhất như mục đích, chức năng, nội dung. Nhưng lại không đồng nhất về tính chất, tổ chức, hoạt động, đối tượng và cách xử lý, song chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nội bộ cung cấp thông tin cho thanh tra giáo dục còn thanh tra giáo dục lại cung cấp những nội dung, chuẩn mực đánh giá làm chỗ dựa để kiểm tra nội bộ tiến hành có chất lượng và hiệu quả. 
2.2. Nội dung cụ thể của sáng kiến
* Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học Nhuận Trạch:
 - Việc xây dựng lực lượng kiểm tra nội bộ:
 	 Đã xây dựng được lực lượng kiểm tra nội bộ nhà trường gồm: Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Chủ tịch Công Đoàn; Tổng phụ trách; Tổ trưởng tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ:
 	Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo, tình hình thực tế nhà trường, Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học. Nhưng bản kế hoạch này chủ yếu dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. Chủ tịch công đoàn;Tổng phụ trách Đội; Tổ trưởng chuyên môn tham gia chủ yếu vào hoạt động kiểm tra chuyên môn của giáo viên. Các biên bản kiểm tra lưu hồ sơ chưa đầy đủ. Qua bản kế hoạch thấy được công việc kiểm tra của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là rất nặng, nếu không phân cấp, phân quyền cho các lực lượng để kiểm ... chế trên cho thấy kết quả của công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Nhuận Trạch còn nhiều bất cập. Chú trọng nhiều đến việc đánh giá giáo viên trong dạy và học; các công tác khác như tham gia các hoạt động khác chưa được đánh giá cao. Vì vậy việc đánh giá giáo viên cuối năm chưa được công bằng khách quan. Như vậy người hiệu trưởng sẽ không bao giờ biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra. Điều đó cũng đồng nghĩa với hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ trường nhà trường chưa cao. Từ những bất cập trên của công tác kiểm tra nội bộ tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó như sau:
2.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ trường học: 
 	- Làm cho mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị thấm nhuần về việc kiểm tra nội bộ trường học là việc làm cần thiết để phát triển đơn vị. Đổi mới nhận thức về kiểm tra nội bộ cho lực lượng giáo viên là việc làm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và xây dựng phương pháp tự kiểm tra trong nhà trường.
 	- Hiệu trưởng có thể tổ chức cho Hội đồng giáo viên cùng thảo luận, học tập các văn bản, nghị quyết có liên quan đến công tác kiểm tra để họ trao đổi giúp nhau đi đến hiểu đúng việc kiểm tra nội bộ trường tiểu học. Cần phân tích để chấm đứt tình trạng giáo viên có hành động đối phó với kiểm tra. Tuyên truyền để họ hiểu rằng công tác kiểm tra là rất quan trọng, để họ có ý thức biến quá trình kiểm tra của hiệu trưởng thành quá trình tự kiểm tra của giáo viên. Nếu tất cả mọi giáo viên đều hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra nội bộ trường học và tác dụng của nó thì công tác kiểm tra nội bộ của người hiệu trưởng sẽ rất thuận lợi và hiệu quả.
2.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học chi tiết phù hợp với điều kiện nhà trường:
	- Bất kỳ công việc gì đều bắt nguồn từ khâu xây dựng kế hoạch, xây dựng được kế hoạch chi tiết, cụ thể, sát với thực tế giúp cho công tác quản

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao.doc