Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí

Kinh tế thế giới hiện nay đang phát triển mạnh mẽ với sự chi phối của nền kinh tế tri thức, cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ đặt ra cho nền giáo dục những cơ hội mới song cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đòi hỏi nguồn nhân lực cần được chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu trên đặt ra cho ngành giáo dục là làm sao đào tạo được con người mới năng động, sáng tạo, có tri thức khoa học, nhạy bén, thông minh, có khả năng tự mình tìm hiểu tri thức cũng như có năng lực giải quyết mọi vấn đề đặt ra đối với thực tiễn nước nhà. Trước bối cảnh đó, nền giáo dục cần đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến những hình thức, cách thức tiến hành tổ chức dạy học. 

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định giáo dục không chỉ là quốc sách hàng đầu, mà là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước.

Đại hội XII của Đảng kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.

Với môn Địa lí trong nhà trường phổ thông thì mục tiêu không chỉ cung cấp những tri thức của khoa học Địa lí mà hơn hết đó là hình thành và rèn luyện những năng lực cần thiết của người lao động mới nhất là năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

Trong những năm gần đây, dạy học địa lí nhất là địa lí lớp 12 - THPT đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học vẫn chưa được nâng cao. Nguyên nhân của tình trạng trên phần lớn là do GV chưa thực sự  tích cực vận dụng các phương pháp, kỹ thuật tích cực vào quá trình dạy học.

Để nâng cao chất lượng dạy và học địa lí 12 – THPT, mỗi GV cần biết cách áp dụng  các KTDH  cùng với hệ thống các PPDH tích cực. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả các kĩ thuật dạy học tích cực, GV cần phải nắm được các bước tiến hành, ưu điểm, nhược điểm, khả năng ứng dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo các kĩ thuật dạy học đặc trưng của của bộ môn.

Nhằm giúp cho HS có thái độ, hành vi đúng đắn trước các vấn đề địa lí đất nước và địa lí địa phương nơi các em đang sinh sống, cũng như việc tích lũy kiến thức, kĩ năng thi THPT quốc gia đạt kết quả cao và GV môn Địa lí có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy, luyện thi địa lí tôi mạnh dạn chọn đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí”  làm sáng kiến kinh nghiệm

docx 52 trang Lệ Chi 22/12/2023 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Lịch sử nghiên cứu
2
III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 
3
V. Tính mới của đề tài
3
PHẦN II. NỘI DUNG
4
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng dạy học và ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí
4
1. Lược đồ tư duy 
4
2. Kĩ thuật dạy học 
4
3. Thực trạng sử dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học trong dạy học địa lí ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu.
4
4. Cấu trúc ma trận đề thi THPT quốc gia môn Địa lí năm 2019
5
II. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học địa lí.
5
1. Phương pháp lập lược đồ tư duy
5
2. Hoạt động dạy học trên lớp với LĐTD
6
3. Sử dụng lược đồ tư duy trong các tiết dạy địa lí lớp 12 THPT
6
III. Dạy học Địa lí bằng các kĩ thuật dạy học tích cực 
12
IV. Tổ chức hoạt động dạy học Địa lí lớp 12 THPT bằng các kĩ thuật dạy học tích cực .
20
V. Hướng dẫn ôn tập c...c tiêu không chỉ cung cấp những tri thức của khoa học Địa lí mà hơn hết đó là hình thành và rèn luyện những năng lực cần thiết của người lao động mới nhất là năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.
Trong những năm gần đây, dạy học địa lí nhất là địa lí lớp 12 - THPT đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học vẫn chưa được nâng cao. Nguyên nhân của tình trạng trên phần lớn là do GV chưa thực sự tích cực vận dụng các phương pháp, kỹ thuật tích cực vào quá trình dạy học.
Để nâng cao chất lượng dạy và học địa lí 12 – THPT, mỗi GV cần biết cách áp dụng các KTDH cùng với hệ thống các PPDH tích cực. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả các kĩ thuật dạy học tích cực, GV cần phải nắm được các bước tiến hành, ưu điểm, nhược điểm, khả năng ứng dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo các kĩ thuật dạy học đặc trưng của của bộ môn.
Nhằm giúp cho HS có thái độ, hành vi đúng đắn trước các vấn đề địa lí đất nước và địa lí địa phương nơi các em đang sinh sống, cũng như việc tích lũy kiến thức, kĩ năng thi THPT quốc gia đạt kết quả cao và GV môn Địa lí có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy, luyện thi địa lí tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí” làm sáng kiến kinh nghiệm. 
II. Lịch sử nghiên cứu
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề phát huy tính tích cực của HS đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm như Xôcrát, thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, ông đã đưa ra phương pháp vấn đáp Ơristic buộc người học phải tích cực suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Tiếp đó là nhiều nhà giáo dục khác như J.A.Komenxki (Tiệp Khắc), JJ. Rausseau (Pháp), A. Dixtecve (Đức), K.D.Usinxki (Nga), K.F.Kharlamop (Nga) các nhà giáo dục này đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học.
	Ở nước ta, vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của HS đã được quan tâm từ những năm 1960. Nhiều nhà giáo dục trong nước cũng đã khẳng định phải cần thiết phát huy tính tích cực trong học tập của HS. Đây là một ...rong dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí lớp 12 THPT.
- Phạm vi thực nghiệm: các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
- Tiến hành thực nghiệm bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. 
V. Tính mới của đề tài
- Đề tài đã đề xuất được cách thức xây dựng và sử dụng lược đồ tư duy, các kỹ thuật dạy học tích cực áp dụng trong dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí cũng như việc phân dạng các câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành địa lí.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng dạy học và ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí
1. Lược đồ tư duy 
Lược đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả.
Lược đồ tư duy cho ta một cách nhìn tổng quan về một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn. Cho ta thấy rõ và kết nối những ý tưởng và thông tin tổng hợp. Đồng thời hiểu được các mối quan hệ chủ chốt, tập hợp số lượng lớn dữ liệu vào một chỗ. Có thể nói lược đồ tư duy cũng là một tấm bản đồ thể hiện quá trình tư duy về một vấn đề đặt ra.
Lược đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai. Điều này giống như phương thức của cây trong thiên nhiên nối các nhánh toả ra từ thân của nó.
2. Kĩ thuật dạy học 
Kĩ thuật dạy học (KTDH): là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong những tình huống hành động nhỏ, nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Các KTDH vô cùng phong phú về số lượng, bên cạnh những KTDH thông thường ngày nay người ta đặc biệt chú trọng các KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.
3. Thực trạng sử dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học trong dạy học địa lí ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu.
	- Qua điều tra phỏng vấn 22 GV dạy môn Địa lí ở 4 trường THPT trên địa b

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.docx