Một số câu hỏi chứng minh, giải thích trong môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Kim Đồng

I. Loại câu hỏi chứng minh

Câu 1: Chứng minh rằng nước ta có tiềm năng lớn về lao động, nhưng chưa được sử dụng hợp lý.

* Tiềm năng lớn về lao động .

- Số lượng: 

+ Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh (lực lượng lao động từ 15-59 tuổi chiếm 64% dân số, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,1 triệu lao động).

+ Nguồn lao động dồi dào là điều kiện để phát triển các ngành cần nhiều lao động.

- Chất lượng:

+ Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất, cần cù, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

+ Chất lượng lao động tăng lên (hiện nay cả nước có gần 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, trong đó số lao động trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học ngày một tăng).

- Phân bố lao động:

+ Ở các vùng kinh tế phát triển tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật.

+ Ở thành thị, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

*  Sử dụng lao động chưa hợp lí.

- Trong các ngành kinh tế: Tỉ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn khá cao (năm 2005 là 57,2%), chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra chậm (d/c số liệu SGK) 

- Trong các thành phần kinh tế: lao động ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng (năm 2000 là 0,6% lên 1,6% năm 2005).

- Năng xuất lao động động còn thấp, quỹ thời gian lao động ở nông thôn chưa được sử dụng hết (mới sử dụng 77,7% - 2003). 

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (6%) và thiếu việc làm  ở nông thôn của nước ta còn cao.

doc 9 trang Bảo Giang 30/03/2023 10620
Bạn đang xem tài liệu "Một số câu hỏi chứng minh, giải thích trong môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số câu hỏi chứng minh, giải thích trong môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Kim Đồng

Một số câu hỏi chứng minh, giải thích trong môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Kim Đồng
MỘT SỐ CÂU HỎI CHỨNG MINH, GIẢI THÍCH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 9
I. Loại câu hỏi chứng minh
Câu 1: Chứng minh rằng nước ta có tiềm năng lớn về lao động, nhưng chưa được sử dụng hợp lý.
* Tiềm năng lớn về lao động .
- Số lượng: 
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh (lực lượng lao động từ 15-59 tuổi chiếm 64% dân số, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,1 triệu lao động).
+ Nguồn lao động dồi dào là điều kiện để phát triển các ngành cần nhiều lao động.
- Chất lượng:
+ Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất, cần cù, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
+ Chất lượng lao động tăng lên (hiện nay cả nước có gần 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, trong đó số lao động trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học ngày một tăng).
- Phân bố lao động:
+ Ở các vùng kinh tế phát triển tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật.
+ Ở thành thị, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
* Sử dụng lao động chưa...
- Với số dân này nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới trong khi diện tích nước ta đứng thứ 58 trên thế giới.
* Tỉ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần: Năm 1999 là 1,43%, đến năm 2013 là 1,04%.
 * Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.
+ Số người dưới và trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp. Năm 1999: 
 - Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): 33,5%
 - Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): 58,4%
 - Nhóm 60 tuổi trở lên (trên tuổi lao động): 8,1%
+ Số người dưới độ tuổi lao động có xu hướng giảm, số người trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động có xu hướng tăng. Từ năm 1989 đến 1999:
 - Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): Từ 39% giảm còn 33,5%
 - Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): Từ 53,8% tăng lên 58,4%
 - Nhóm 60 tuổi trở lên (trên tuổi lao động): Từ 7,2% tăng lên 8,1%
* Cơ cấu dân số theo giới tính thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ nam, giảm tỉ lệ nữ. Từ năm 1989 đến 1999: 
 - Nam tăng từ 48,7% lên 49,2%.
 - Nữ giảm từ 51,3% xuống 50,8%.
 Câu 4: Tại sao nói Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất ở nước.
+ Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
+ Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
+ Đây là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng đầu nhất nước ta.
+ Ở đây các dịch vụ như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hóa, nghệ thuậtđều phát triển mạnh.
II. Dạng câu hỏi giải thích
Câu 1: Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so vơi cả nước?
(HS cần nêu rõ các điều kiện thuận lợi như):
- Vị trí địa lí: Nằm liền kề đồng bằng sông Cửu Long, giáp duyên hải NTB, Tây Nguyên và Cam-pu-chia; Có vùng biển với nhiều cảng lớn..
- Thế mạnh về tự nhiên : 
+ Địa hình thoải là mặt bằng xây dựng lớn..
+ Đất: đất badan, đất xám điều kiện để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Khí hậu cận xích... càng hiện đại.
Nhà nước quan tâm khuyến khích trồng chè đặc biệt là khuyến khích đồng bào dân tộc ít người nhằm tạo nguồn thu nhập.
Có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng như chè Mộc Châu (Sơn La), chè Tân Cương ( Thái Nguyên), chè San ( Hà Giang)
Thị trường tiêu thụ rộng lớn:
 + Trong nước: là thức uống truyền thống
 + Thế giới: chè là thức uống ưa chuộng của nhiều nước như Nhật Bản, các nước Tây Nam Á, các nước liên minh châu Âu ( EU).
Câu 4: Vì sao chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta?
(HS cần nêu những điều kiện khó khăn ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi nước ta):
+ Môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh cho vật nuôi.
+ Hình thức chăn nuôi chủ yếu theo lối quảng canh, lạc hậu.
+ Cơ sở thức ăn chưa ổn định vững chắc (diện tích đồng cỏ nhỏ, phân tán, có nhiều cỏ tạp khó cải tạo, năng suất đồng có thấp, thức ăn công nghiệp chế biến chưa nhiều và chất lượng chưa cao...).
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chăn nuôi còn thiếu; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và công tác dịch vụ thú y còn hạn chế.
+ Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; chất lượng chưa cao, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo nên chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Câu 5: Giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?
- Nêu khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm.
- Chiếm tỷ trọng cao (d/c).
- Là ngành có thế mạnh lâu dài:
+ Nguyên liệu tại chỗ phong phú: từ trồng trọt, từ chăn nuôi, từ thuỷ sản .
+ Lao động (dồi dào, khéo tay, rẻ).
+ Thị trường(trong và ngoài nước mở rộng).
+ Các yếu tố khác: chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật
- Đem lại hiệu quả cao:
+ Kinh tế.
 Vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn nhanh, thu lợi nhuận tương đối dễ... 
 Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Đóng góp các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Xã hội:
 Giải quyết việc làm cho 1 bộ phận lao động .
 Nâng cao chất lượng cuộc sống.

File đính kèm:

  • docmot_so_cau_hoi_chung_minh_giai_thich_trong_mon_dia_li_lop_9.doc