Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 936 (Có đáp án)

Câu 1: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy 
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, 
có bao nhiêu phép lai đều cho đời con có số cây thân cao chiếm tỉ lệ 50% và số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 
100%?  
A. 6. B. 8. C. 7. D. 5. 
Câu 2: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn 
toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây 
của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền? 
A. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng. 
B. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng. 
C. Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ. 
D. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng. 
Câu 3: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng 
quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà 
ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai 
khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là 
A. 1/9. B. 3/4. C. 1/3. D. 8/9. 
Câu 4: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là 
A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B. đột biến gen. 
C. biến dị cá thể. D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 
Câu 5: Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng 
tham gia vào một chuỗi phản ứng hoá sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau: 

pdf 7 trang Bảo Giang 03/04/2023 8720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 936 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 936 (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 môn Sinh học Khối B - Mã đề thi 936 (Có đáp án)
Trang 1/7 – Mã đề 936 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 7 trang) 
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 
Môn: SINH HỌC; Khối B 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
 Mã đề thi 936 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................ 
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH. 
Câu 1: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy 
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, 
có bao nhiêu phép lai đều cho đời con có số cây thân cao chiếm tỉ lệ 50% và số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 
100%? 
(1) AaBB × aaBB. (2) AaBB × aaBb. (3) AaBb × aaBb. (4) AaBb × aaBB. 
(5) AB
aB
 × ab
ab
. (6) AB
aB
 × aB
ab
. (7) AB
ab
 × aB
aB
. (8) AB
ab
 × aB
ab
. (9) 
aB
Ab × aB
aB
. 
A. 6. ...ai khác loài. (4) Tạo giống nhờ công nghệ gen. 
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. 
Gen M Gen L
Enzim K 
Gen K 
Enzim L Enzim M 
Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố vàng Sắc tố đỏ 
Câu 7: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể. 
B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. 
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc 
thể giới tính. 
D. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. 
Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng 
nằm trên một nhiễm sắc thể đơn? 
A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn. 
C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. 
Câu 9: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? 
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể. 
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. 
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết. 
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. 
A. (1), (4). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (2). 
Câu 10: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của 
các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. 
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. 
C. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không 
xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên. 
D. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần 
kiểu gen của quần thể. 
Câu 11: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng 
quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn...7 – Mã đề 936 
đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện 
môi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng? 
A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%. 
B. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%. 
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1. 
D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%. 
Câu 15: Phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở 
một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn 
ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép 
lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? 
A. 18. B. 42. C. 24. D. 56. 
Câu 16: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng 
phương pháp nào sau đây? 
A. Lai khác dòng. B. Công nghệ gen. 
C. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá. D. Lai tế bào xôma khác loài. 
Câu 17: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào. 
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ. 
C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử. 
D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực. 
Câu 18: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào 
chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình 
nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy 
ra với alen B là 
A. mất một cặp G - X. B. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. 
C. mất một cặp A - T. D. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. 
Câu 19: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_dai_hoc_nam_2014_mon_sinh_hoc_khoi_b_ma_de.pdf
  • pdfSINH_DH_B_CT_14_DA.pdf