Đề thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2014 môn Sinh học (Giáo dục thường xuyên) - Mã đề thi 782 (Có đáp án)
Câu 1: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn tiến hoá
hình thành nên
A. các đại phân tử hữu cơ như axit nuclêic và prôtêin.
B. các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
C. các loài sinh vật như ngày nay.
D. các tế bào sơ khai (protobiont) và sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên.
Câu 2: Những hoạt động nào sau đây góp phần làm giảm sự suy thoái môi trường?
(1) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
(2) Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng.
(3) Xây dựng thêm nhiều công viên cây xanh.
(4) Tăng cường sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
(5) Tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
A. (2), (4), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (4), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 3: Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác
nhau được gọi là
A. sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến). B. mức phản ứng của kiểu gen.
C. biến dị tổ hợp. D. đột biến.
Câu 4: Ở một loài động vật, người ta tiến hành phép lai AB
ab
× Ab
aB
. Cho biết không xảy ra đột biến
nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 20%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được
từ phép lai trên, số cá thể mang kiểu gen ab
ab
chiếm tỉ lệ
A. 16%. B. 8%. C. 4%. D. 32%.
Câu 5: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tiến hoá nhỏ trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
B. Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động
của các nhân tố tiến hoá.
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến
sự hình thành loài mới.
D. Hình thành loài mới được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
Câu 6: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Phân bố cá thể trong không gian. B. Loài đặc trưng.
C. Loài ưu thế. D. Tỉ lệ giới tính
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2014 môn Sinh học (Giáo dục thường xuyên) - Mã đề thi 782 (Có đáp án)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 Môn thi: SINH HỌC - Giáo dục thường xuyên Thời gian làm bài: 60 phút. Mã đề thi 782 Họ, tên thí sinh: .......................................................................... Số báo danh: ............................................................................. Câu 1: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn tiến hoá hình thành nên A. các đại phân tử hữu cơ như axit nuclêic và prôtêin. B. các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ. C. các loài sinh vật như ngày nay. D. các tế bào sơ khai (protobiont) và sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên. Câu 2: Những hoạt động nào sau đây góp phần làm giảm sự suy thoái môi trường? (1) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. (2) Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng. (3) Xây dựng thêm nhiều công viên cây xanh. ... hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit. (3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. (4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN. A. (1), (3). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (4). Câu 10: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. nơi ở của sinh vật. B. khoảng chống chịu. C. giới hạn sinh thái. D. ổ sinh thái. Câu 11: Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên A. dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. B. là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. D. làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen trội hay chọn lọc chống lại alen lặn. Câu 12: Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất? A. AABBCC × aabbcc. B. AABBcc × AAbbcc. C. AABBcc × aaBBCC. D. aaBBcc × aabbCC. Câu 13: Loại axit nuclêic nào sau đây được dùng làm khuôn để tổng hợp nên các loại còn lại? A. tARN. B. ADN. C. rARN. D. mARN. Câu 14: Một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là 0,6 Aa : 0,4 aa. Tần số alen a của quần thể này là A. 0,4. B. 0,7. C. 0,3. D. 0,6. Câu 15: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang nhiễm sắc thể khác. D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể. Câu 16: Khi nói về hội chứng Đ...ng nghiệp. A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (5). Câu 23: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị thứ cấp vô cùng phong phú cho quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. giao phối ngẫu nhiên. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 24: Ở một loài thực vật, cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Theo lí thuyết, loại giao tử Ab được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AB ab chiếm tỉ lệ A. 40%. B. 20%. C. 10%. D. 30%. Câu 25: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có tần số alen A = 0,6 và a = 0,4. Giả sử quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá. Qua quá trình ngẫu phối, thành phần kiểu gen ở thế hệ F1 của quần thể này là: A. 0,5 AA : 0,1 Aa : 0,4 aa. B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. C. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. D. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa. Câu 26: Cho các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen như sau: (1) Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. (2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. (3) Tạo ADN tái tổ hợp. Trình tự đúng của các bước trên là A. (3) → (1) → (2). B. (2) → (3) → (1). C. (1) → (2) → (3). D. (1) → (3) → (2). Câu 27: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nào sau đây có vai trò lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn để tạo mạch ADN mới? A. Ligaza. B. Amilaza. C. Restrictaza. D. ADN pôlimeraza. Câu 28: Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt trắng với ruồi đực mắt đỏ (P) thu được F1. Cho các ruồi F1 giao phối với nhau thu được F2. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là: A. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 2 ruồi đực mắt đỏ. B. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 2 ruồi đực mắt trắng. C. 1 ruồi cái
File đính kèm:
- de_thi_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong_nam_2014_mon_sinh_hoc.pdf
- DaSinhCt_TX_TN_K14.pdf