Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS An Bình (Có đáp án)

Câu 1( 3,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

           Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất… Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

                                          ( Tiếng mưa- Nguyễn Thị Thu Trang)

Câu 2 ( 7,0 điểm)

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

doc 3 trang Bảo Giang 30/03/2023 12780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS An Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS An Bình (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS An Bình (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT LẠC THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
TRƯỜNG THCS AN BÌNH Môn: Ngữ văn 	
 	 Năm học: 2017 – 2018
 Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1( 3,0 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
 Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
 ( Tiếng mưa- Nguyễn Thị Thu Trang)
Câu 2 ( 7,0 điểm)
Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm ch...ệc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách(2,5 điểm)
- Người ngư dân trong bài “ Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi khi hoàng hôn xuống. Đánh cá trên biểm khi đêm xuống là một công việc rất vất vả và nguy hiểm.
- Trong “ Lặng lẽ Sa Pa”, anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, quanh năm chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo. công việc của anh rất vất vả, đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ
* Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc( 2,5 điểm)
- Hs đưa dẫn chứng để phân tích chứng minh( Ra đậu dặm xa. vây giăng).
 Quan niệm và suy nghĩ của anh thanh niên trong truyện.
* Họ còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan(2,5 điểm)
- Người dân trong bài “ Đoàn thuyền đánh cá” ra đi và trỏe về đều trong câu hát, họ tin tưởn, hi vọng vào tương lai ( dẫn chứng).
- Anh thanh niên có lí tưởng là vì nước, vì dân nên anh luôn vui vẻ vượt lên khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ
3. Kết bài( 0,5 điểm)
Khẳng định thành công của các tác giả trong việc khắc họa hình ảnh người lao động mới và nêu cảm nghĩ, liên hệ mở rộng,
Hình thức ( 1,0 điểm)
Bài viết mạch lạc, lưu loát, lô gic, trình bày sạch đẹp, không mắc quá 5 lỗi chính tả.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_an_b.doc