Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 10 Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
A-Phần trắc nghiệm
Câu 1: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NaF và dung dịch NaCl là
A. dung dịch BaCl2 B. khí Cl2 C. dung dịch AgNO3 D. dung dịch Br2
Câu 2: Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O 2HCl + Fe ® FeCl2 + H2
14HCl + K2Cr2O7 ® 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O 6HCl + 2Al ® 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 ® 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3
Câu 3: Tính oxi hóa của Br2:
A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo. B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot.
C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo. D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot.
Câu 4: Chất khí có thể làm mất màu dung dịch nước Brom là
A. SO2. B. CO2. C. O2. D. HCl.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không chính xác:
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa.
B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.
Câu 6: Trong hợp chất, nguyên tố Flo thể hiện số oxi hóa là
A. 0 B. +1 C. -1 D. +3
Câu 7: Cho axit sunfuric đậm đặc tác dụng với 58,5g natri clorua, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146 g nước. Nồng độ phần trăm dung dịch thu được là
A. 25%. B. 20%. C. 2,5%. D. 0.2%
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 10 Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC (Đề có 02 trang) ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 Môn: Hóa Học Lớp: 10 (Chương trình Cơ bản ) Thời gian làm bài: 45 phút A-Phần trắc nghiệm Câu 1: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NaF và dung dịch NaCl là A. dung dịch BaCl2 B. khí Cl2 C. dung dịch AgNO3 D. dung dịch Br2 Câu 2: Cho các phản ứng sau: 4HCl + MnO2 ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O 2HCl + Fe ® FeCl2 + H2 14HCl + K2Cr2O7 ® 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O 6HCl + 2Al ® 2AlCl3 + 3H2. 16HCl + 2KMnO4 ® 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3 Câu 3: Tính oxi hóa của Br2: A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo. B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot. C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo. D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot. Câu 4: Chất khí có thể làm mất màu dung dịch nước Brom là A. SO2. B. CO2. C. O2. D. HCl. Câu 5: Phát biểu nào sau đây không chính xác: A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa. B. Trong ...dd trên, ta lần lượt dùng các chất A. dùng quì tím, dd AgNO3 B. dùng phenolphtalein, dd AgNO3 C. dd AgNO3, dd BaCl2 D. Tất cả a, b, c sai Câu 16. Dãy axit nào sau đây được xếp theo đúng thứ tự tính axit tăng dần: A. HBr, HI,HF,HCl B. HI, HBr, HCl, HF C. HF, HCl, HBr, HI D. HCl, HBr, HI, HF Câu 17. Hoà tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch Y. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch Y. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là A. 29,25 gam B. 58,5 gam C. 17,55 gam D. 23,4 gam. Câu 18: Cho 2,13 gam hỗn hợp gồm Mg ,Cu ,Al dạng bột tác dụng hoàn toàn với khí oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 g.Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hòa tan hoàn toàn Y là: A. 50ml B. 57ml C. 75ml D. 90ml Câu 19: Dùng muối Iot hàng ngày để phòng bệnh bướu cổ. Muối Iot ở đây là: A. I2 B. NaCl và KI C. KI D. NaCl và I2 Câu 20: Cho các phản ứng sau: (1) Cl2 + dung dịch KI (2) F2 + H2O (3) MnO2 + HCl đặc (4) SO2 + dung dịch Br2 Số phản ứng tạo ra đơn chất là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 B - Phần tự luận Câu 1: Viết ptpư chứng minh: Khí clo vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: CaCO3 → CaCl2 → Ca(OH)2 → clorua vôi → Cl2 → H2SO4 → FeSO4 → FeCl2 → Fe(OH)2 Câu 3: Cho 8,3g hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl 1M (lấy dư 20% so với lượng cần dùng) thu được 5,6 lít khí (đktc). a, Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp và khối lượng muối thu được. b, Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. ----------------------------------------------Hết-------------------------------------------------- SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC (Đề có 02 trang) ĐỀ ÔN TẬP SỐ 4 Môn: Hóa Học Lớp: 10 (Chương trình Cơ bản ) Thời gian làm bài: 45 phút Phần I: Trắc nghiệm Khi cho 20 lít khí oxi đi qua máy tạo ozon, có 9% thể tích oxi chuyển thành ozon. Hỏi thể tích khí bị giảm bao nhiêu lít? (các điều kiện khác không tha...o quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí. Số Oxi hoá của lưu huỳnh trong các hợp chất H2S, S, SO2, H2SO4 lần lượt là A. 0, -2 , + 6 , + 4 B. + 6 , + 4 , 0 , -2 C. -2 , 0 , + 4 , + 6 D. + 4 , 0 , + 6 , -2 Để pha loãng axit sunfuric đặc, người ta A. rót từ từ nước vào axit và khuấy đều. B. rót từ từ axit vào nước rồi khuấy nhẹ. C. rót nhanh axit vào nước và khuấy đều. D. cùng lúc đổ axit và nước vào nhau. S có thể tác dụng trực tiếp với kim loại nào sau đây ở nhiệt độ thường? A. Ca. B. Fe. C. Hg. D. Ag. Đơn chất lưu huỳnh khi tham gia phản ứng hóa học, nó có thể thể hiện : A. Tính phi kim B. Tính oxi hóa C. Tính khử D. Cả B và C Hiđro sunfua là hợp chất có: A. Tính axit mạnhB. Tính oxi hóa mạnh C. Tính khử mạnh D. Tính bazơ Pyrit sắt có công thức là A. FeS B. FeS2 C. Fe2S3 D. FeSO3 Cho các phản ứng sau: 1. 2SO2 + O2 ® SO3 2. 2SO2 + H2O + Br2 ® H2SO4 + 2HBr 3. 2SO2 + H2S ® H2O + S 4. SO2 + 2Mg ® S + 2MgO. Các phản ứng SO2 đóng vai trò khử là: A. 1, 2. B. 4, 2. C. 1, 3. D. 3, 4. Lấy 12,88 gam kim loại M đem hoà vào H2SO4 đặc nóng, dư thì nhận được 7,728 lít SO2 (đktc). Tìm kim loại M và số gam H2SO4 phản ứng. A. Al và 67,62 gB. Fe và 67,62 g C. Fe và 11,76 g D. Al và 11,76 g Phần II: Tự luận Câu 1: Viết phương trình phản ứng chứng minh H2SO4 có tính háo nước. Câu 2: Bổ túc chuỗi phản ứng: H2S1S2FeS3SO2 4 H2SO4 5CuSO4 6 CuCl2 Câu 3: Cho 4,48 lít khí SO2 phản ứng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch B. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính CM chất tan trong dung dịch B.
File đính kèm:
- de_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_2020_truong_thpt_chuyen_bao.docx