Đề cương và hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 6 từ tuần 1 đến tuần 21 năm học 2019- 2020

9. Cấu tạo ngoài của thân 

              Thân cây gồm có :  Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.

- Thân chính thường mọc trên mặt đất, có hình trụ. 

- Cành : Mọc ra từ thân chính, kích thước nhỏ hơn.

- Chồi ngọn có ở ngọn cây hoặc đầu cành

-  Chồi nách ( nằm ở kẽ lá ) gồm 2 loại  : chồi lá và chồi hoa.

10. Các loại thân.

- Thân đứng :  tự đứng vững trong không gian.    VD : Cây phượng, cây cau, câu rau cải .. 

- Thân leo : thân mềm, yếu, phải dựa vào trụ để leo lên. VD : cây mồng tơi, cây mướp…

- Thân bò : thân mềm yếu, bò lan sát mặt đất.  VD : Cây rau má.

11.sự dài ra của thân. Sự to ra của thân.

- Thân dài ra : do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn và mô phân sinh gióng.

- Thân to ra : do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

 12.Thí nghiệm sự dài ra của thân.

a. Thí nghiệm :

-  Gieo đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi ra lá thật thứ nhất.

-  Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Chia làm 2 nhóm :

+) Nhóm 1 : 3 cây ngắt ngọn, ngắt từ đoạn có 2 lá thật.

+) Nhóm 2 : 3 cây để nguyên (không ngắt ngọn).

           b. Kết quả : Sau 3 ngày đo lại chiều cao :

 + ) Nhóm 1 : chiều dài của cây vẫn giữ nguyên như cũ.

 +) Nhóm 2cây dài hẳn lên.

           c. Giải thích

+ ) Ở nhóm 1 : khi ngắt ngọn, cây không còn phần mô phân sinh ngọn nên thân không dài thêm được.

+)  Ở nhóm 2 : do có phần ngọn mà phần ngọn có mô phân sinh ngọn nên các tế bào phân chia làm cho thân dài ra.

d. Kết luận : thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

13. Thí nghiệm sự vận chuyển các chất trong thân.

             a. Tiến hành thí nghiệm :

    Cốc Acắm 1 bông hoa màu trắng vào cốc nước pha màu đỏ.

    - Cốc B : cắm 1 bông hoa màu trắng vào cốc nước lọc.

             b. Kết quả : sau 1 thời gian :

    Cốc Abông hoa màu trắng chuyển dần sang màu đỏ.

    - Cốc B : bông hoa vẫn giữ nguyên màu trắng

            * Khi bóc vỏ cành hoa ở cốc A, ta thấy chỉ có phần mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ.

            c. Giải thích  : nước màu đỏ ở trong cốc A đã đi qua mạch gỗ của thân lên bông hoa, làm cho bông hoa bị nhuộm màu đỏ. 

           d. Kết luận : Nước và muối khoáng trong thân được vận chuyển nhờ mạch gỗ.

doc 5 trang Lệ Chi 19/12/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương và hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 6 từ tuần 1 đến tuần 21 năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương và hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 6 từ tuần 1 đến tuần 21 năm học 2019- 2020

Đề cương và hướng dẫn ôn tập Sinh học Lớp 6 từ tuần 1 đến tuần 21 năm học 2019- 2020
Trường THCS Hòa Bắc
Tổ : Lí - Hóa – Sinh
ĐỀ CƯƠNG VÀ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 6
Từ tuần 1 đến tuần 21
Năm học : 2019 – 2020
 1. Những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống:
 Trao đổi chất . Lớn lên. Sinh sản.Vận động. Cảm ứng.
2. Nêu những đặc điểm chung của thực vật: 
 - Tự tổng hợp chất hữu cơ (quang hợp)
 - Phần lớn không có khả năng di chuyển
 - Phản ứng chậm với kích thích của môi trường.
 	3. Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật 
 	4. Quá trình phân chia của tế bào thực vật. Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào.
 - Quá trình phân chia tế bào : 
1 : Phân chia nhân
2 : Phân chia chất tế bào
3 : Hình thành vách ngăn
 - Kết quả phân chia : từ 1 tế bào thành 2 tế bào con.
 - Ý nghĩa của sư lớn lên và phân chia tế bào: Tăng số lượng và kích thước tế bào. Giúp cây sinh trưởng và phát triển. 
 	5. Phân biệt rễ cọc và rễ chùm.
- Rễ cọc : Gồm 1 rễ cái to khoẻ đâm đâm sâu xống đất, các rễ con mọc từ rễ cái và mọc xiên. 
- Rễ chùm : Gồm n...ầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
 12.Thí nghiệm sự dài ra của thân.
a. Thí nghiệm :
- Gieo đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi ra lá thật thứ nhất.
- Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Chia làm 2 nhóm :
+) Nhóm 1 : 3 cây ngắt ngọn, ngắt từ đoạn có 2 lá thật.
+) Nhóm 2 : 3 cây để nguyên (không ngắt ngọn).
 b. Kết quả : Sau 3 ngày đo lại chiều cao :
 + ) Nhóm 1 : chiều dài của cây vẫn giữ nguyên như cũ.
 +) Nhóm 2 : cây dài hẳn lên.
 c. Giải thích : 
+ ) Ở nhóm 1 : khi ngắt ngọn, cây không còn phần mô phân sinh ngọn nên thân không dài thêm được.
+) Ở nhóm 2 : do có phần ngọn mà phần ngọn có mô phân sinh ngọn nên các tế bào phân chia làm cho thân dài ra.
d. Kết luận : thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
13. Thí nghiệm sự vận chuyển các chất trong thân.
 a. Tiến hành thí nghiệm :
 - Cốc A : cắm 1 bông hoa màu trắng vào cốc nước pha màu đỏ.
 - Cốc B : cắm 1 bông hoa màu trắng vào cốc nước lọc.
 b. Kết quả : sau 1 thời gian :
 - Cốc A : bông hoa màu trắng chuyển dần sang màu đỏ.
 - Cốc B : bông hoa vẫn giữ nguyên màu trắng
 * Khi bóc vỏ cành hoa ở cốc A, ta thấy chỉ có phần mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ.
 c. Giải thích : nước màu đỏ ở trong cốc A đã đi qua mạch gỗ của thân lên bông hoa, làm cho bông hoa bị nhuộm màu đỏ. 
 d. Kết luận : Nước và muối khoáng trong thân được vận chuyển nhờ mạch gỗ.
 14. Các loại thân biến dạng.
Tên thân biến dạng
Chức năng
Ví dụ
Thân rễ
thân dài giống chiếc rễ lớn; để dự trữ chất dinh dưỡng
Củ riềng, củ dong ta
Thân củ
thân to, tròn giống củ; để dự trữ chất dinh dưỡng
Củ su hào, củ khoai tây 
Thân mọng nước
trong thân chứa nhiều nước; để dự trữ nước.
Cây xương rồng
 15. Cấu tạo và chức năng của mạch gỗ, mạch rây. 
a. Mạch gỗ : gồm các tế bào có vách hóa gỗ dày .
- Chức năng : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
b. Mạch rây : gồm các tế bào sống, có vách mỏng.
- Chức năng : vận chuyển châ...á trình cây lấy khí oxi để phân giải các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống và thải khí cacbonic ra môi trường ngoài.
 22.Thí nghiệm chứng minh cây lấy khí ôxi trong quá trình hô hấp.
 a. Tiến hành thí nghiệm : Đặt chậu cây vào cốc thủy tinh, đậy tấm kính ướt lên trên cốc thủy tinh, sau đó bọc giấy đen lại.
 b. Hiện tượng : Sau 4 giờ, đưa nhanh que diêm đang cháy vào trong cốc thủy tinh thì lập tức que diêm tắt ngay.
 c. Giải thích : que diêm đang cháy lập tức tắt ngay chứng tỏ trong cốc không còn khí ôxi. Vậy khí ôxi đã bị cây xanh hút hết.
 d. Kết luận : khi không có ánh sáng cây đã lấy khí ôxi.
 23. Thí nghiệm chứng minh phần lớn nước do rễ hút vào được lá thoát ra ngoài môi trường.
a. Thí nghiêm : 
- Có 2 lọ A và lọ B với mực nước bằng nhau.
+ Lọ A : cho 1 cây đủ rễ thân lá.
+ Lọ B : cho 1 cây chỉ có rễ, thân mà không có lá
Đặt lọ A lên 1 đĩa cân, đĩa cân còn lại đặt lọ B và 1 quả cân sao cho cân ở trạng thái thăng bằng.
b. Hiện tượng sau 1 giờ:
Mực nước lọ A giảm hẳn, mực nước lọ B vẫn như cũ. Kim cân lệch về đĩa có lọ B.
c. Giải thích : Cây ở lọ A có lá nên nước đã thoát ra ngoài qua lá làm mực nước trong lọ A giảm.
d. Kết luận : Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí. 
 24. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá
- Tạo sứ hút giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
- Làm cho lá dịu mát, tránh khô héo. 
 25. Các loại lá biến dạng: 
- Lá biến thành gai : hạn chế thoát hơi nước. VD : lá cây xương rồng.
- Lá biến thành tua cuốn hay tay móc : giúp cây leo lên cao. VD: lá ngọn của cây đậu Hà lan, cây mây. 
- Lá vảy : che chở, bảo vệ chồi của thân rễ. VD : lá của củ dong ta .
- Lá bắt mồi : bắt và tiêu hóa mồi. VD : lá cây bèo đất, cây nắp ấm.
- Lá dự trữ : bẹ lá phình to giúp dự trữ chất din

File đính kèm:

  • docde_cuong_va_huong_dan_on_tap_sinh_hoc_lop_6_tu_tuan_1_den_tu.doc