Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 6

I- SINH SẢN SINH DƯỠNG

 

1-Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng(rễ, thân, lá),là hình thức sinh sản vô tính.

      -Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

        -Điều kiện: nơi ẩm

      -Ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng:

+Sinh sản sinh dưỡng từ rễ: củ khoai lang

+Sinh sản sinh dưỡng từ thân bò, thân rễ: cây rau má, rau muống

+Sinh sản sinh dưỡng từ lá: lá bỏng,sen đá

2-So sánh sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người 

*Giống nhau: 

Đều tạo ra cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng.

*Khác nhau:

-Sinh sản sinh dưỡng dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) diễn ra trong tự nhiên. Vi dụ: 

- Sinh sản sinh dưỡng do người là quá trình tạo ra cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng, bằng cách giâm cành, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy mô…Ví dụ: 

3-Phân biệt giâm cành, chiết cành, ghép cành, nhân giống vô tính dựa trên:

1) Giâm cành

- Khái niệm: 

    Giâm cành là tách một đoạn thân hay một đoạn cành  có đủ mắt, chồi của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ rồi phát triển thành một cây mới.

- Ví dụ: khoai lang, rau muống, sắn, dâu tằm, mía, rau ngót, lá lốt…..

- Áp dụng: Cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh.

doc 6 trang Bảo Giang 29/03/2023 8440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 6

Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 6
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 6 
I- SINH SẢN SINH DƯỠNG
1-Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng(rễ, thân, lá),là hình thức sinh sản vô tính.
 -Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
 -Điều kiện: nơi ẩm
 -Ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng:
+Sinh sản sinh dưỡng từ rễ: củ khoai lang
+Sinh sản sinh dưỡng từ thân bò, thân rễ: cây rau má, rau muống
+Sinh sản sinh dưỡng từ lá: lá bỏng,sen đá
2-So sánh sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người 
*Giống nhau: 
Đều tạo ra cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng.
*Khác nhau:
-Sinh sản sinh dưỡng dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) diễn ra trong tự nhiên. Vi dụ: 
- Sinh sản sinh dưỡng do người là quá trình tạo ra cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của c...cái.
=> Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa vì chúng chứa các tế bào sinh dục.
* Vai trò của hoa: 
Thực hiện chức năng sinh sản, là hình thức sinh sản hữu tính.
2- Phân biệt được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính. 
	-Sinh sản hữu tính: Bộ phận tham gia vào sinh sản hữu tính là hoa, quả, hạt.Có sự kết hợp giữa một giao tử đực(tính đực) với một giao tử cái (tính cái) để tạo thành hợp tử .
	-Sinh sản vô tính: bộ phận tham gia sinh sản sinh dưỡng là một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
3-Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành cụm.
-Tiêu chí để phân biệt các loại hoa:
+ Bộ phận sinh sản là chủ yếu
+ Cách sắp xếp của hoa trên thân và cành.
*Căn cứ bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa để chia hoa thành 2 nhóm:
- Hoa lưỡng tính: là những hoa có đủ nhị và nhụy trên cùng một hoa.
Ví dụ: hoa bưởi, cà phê,ổi 
- Hoa đơn tính: 
 + là những hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
 + Ví dụ: hoa bầu, bí, mướp.
 + Phân loại:
hoa đực: chỉ có nhị.
hoa cái: chỉ có nhụy. 
*Dựa vào cách sắp xếp của hoa trên cây: chia thành 2 nhóm
- Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, hoa hồng..
- Hoa mọc thành cụm: phượng , huệ, hoa cải, hoa cúc,
4- Thụ phấn là gì ? Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?
 1)Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy 
 2)Hoa tự thụ phấn: 
- Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
- Thường xảy ra hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng 1 lúc.
- Ví dụ: Chanh, cam .
 3) Hoa giao phấn: 
- Là hiện tượng hạt phấn của hoa này rơi trên đầu nhụy của hoa kia của cùng 1 loài.
- Thường xảy ra hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị – nhụy không chín cùng 1 lúc. 
- Ví dụ: Ngô, mướp.
5-Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
 - Hoa có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt.
- Hạt phấn to và có gai.
- Đầu nhụy có chất dính.
- Tràng hoa thường có dạng hình ống
6-Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
- Hoa nằm ở ngọn cây.
-Bao hoa thường tiêu giảm.
- Chỉ nhị dài, ...Đặc điểm của quả phù hợp với cách phát tán:
4- Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ...).
-Điều kiện bên trong: Đó là chất lượng hạt giống
-Điều kiện bên ngoài: nước, không khí, nhiệt độ...
*Vận dụng kiến thức vào sản xuất
- Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải tháo hết nước bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết, mới nảy mầm được.
- Trước khi gieo hạt, ta phải làm đất thật tơi xốp để làm cho đất thoáng, khi hạt gieo xuống có đủ không khí để hô hấp mới nảy mầm tốt.
- Khi trời rét, ta phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo để tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự chuyển hóa các chất giúp hạt nảy mầm tốt.
- Gieo hạt đúng thời vụ giúp cho hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất, hạt sẽ nảy mầm tốt hơn.
- Phải bảo quản hạt giống không bị mối mọt, nấm, mốc phá hoại, hạt mới có sức nảy mầm cao.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_sinh_hoc_lop_6.doc