Đề cương ôn tập Học kì I môn Hóa học Lớp 11 cơ bản Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

A. Lý thuyết : 
Biết được: 
 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li, điều kiện để xảy ra phản ứng 
 Vị trí, cấu hình electron,cấu tạo,tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng 
chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong công nghiệp.  
 Tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí 
nghiệm và trong công nghiệp . 
 Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan),tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản 
ứng nhiệt phân) và ứng dụng của NH4+ 
 Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều 
chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac). 
 Phản ứng đặc trưng của ion NO3- với Cu trong môi trường axit. 
 Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong công 
nghiệp. 
 Vị trí , cấu hình electron nguyên tử của photpho. 
 Tính chất của muối photphat , ứng dụng.Hiểu được H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc. 
 Khái niệm phân bón hóa học và phân loại,tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và 
vi lượng. 
 Vị trí , cấu hình electron nguyên tử ,tính chát vật lí của CO và CO2. 
 Tính chất vật lí, tính chất hóa học ,nhận biết của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit). 
 Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung,phân loại hợp chất hữu cơ theo thành 
phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : Công thức 
chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.  
o Sơ lược về phân tích nguyên tố : Phân tích định tính, phân tích định lượng. 
o Nội dung thuyết cấu tạo hoá học ; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân. 
Hiểu được: 
 Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở 
nhiệt độ cao.Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với 
hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).  
 Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính 
khử (tác dụng với oxi). 
 HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh. 
 Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá và tính khử . 
 Cacbon có tính phi kim yếu , tính khử . số oxi hóa của cacbon.
pdf 8 trang Lệ Chi 21/12/2023 8940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn Hóa học Lớp 11 cơ bản Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn Hóa học Lớp 11 cơ bản Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Đề cương ôn tập Học kì I môn Hóa học Lớp 11 cơ bản Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC 
TỔ: HÓA – SINH 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 11 CƠ BẢN 
Năm học 2020 – 2021 
A. Lý thuyết : 
Biết được: 
 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li, điều kiện để xảy ra phản ứng 
 Vị trí, cấu hình electron,cấu tạo,tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng 
chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong công nghiệp. 
 Tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí 
nghiệm và trong công nghiệp . 
 Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan),tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản 
ứng nhiệt phân) và ứng dụng của NH4+ 
 Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều 
chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac). 
 Phản ứng đặc trưng của ion NO3- với Cu trong môi trường axit. 
 Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3...g thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm. 
7. Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể. 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO 
CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI 
Câu 1. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li? 
 A. Na2CO3, NH4NO3, H3PO4 B. HNO3, NH3, P2O5 
 C. NaNO3,H3PO4, CO2 D. NaOH, (NH4)2CO3, SiO2 
Câu 2. Trong dung dịch HClO (dung môi là nước) có thể chứa 
 A. HClO, H+ , ClO‒ . B. H+ , ClO‒ . C. HClO D. H+ , HClO 
Câu 3. Dãy gồm các chất điện li yếu là 
 A. BaSO4, H2S, NaCl, HCl. B. CuSO4, NaCl, HCl, NaOH. 
 C. H2S, H3PO4, CH3COOH, Bi(OH)3. D. Na2SO3, NaOH, CaCl2, CH3COOH. 
Câu 4. Cho các chất sau: H3PO4, HF, C2H5OH, HClO2, Ba(OH)2, HClO3, CH3COOH, K2SO4, FeCl3, 
Na2CO3, HI. Trong các chất trên, số chất điện li mạnh là 
 A. 4. B. 6. C. 5. D. 7. 
Câu 5. Cho các phát biểu sau: 
(a) Chất điện li bao gồm: axit, bazơ, muối. 
(b) Dãy các chất: HF, NaF, NaOH đều là chất điện li mạnh. 
(c) Dãy các chất: C2H5OH, C6H12O6 (glucozơ), CH3CHO đều là chất điện li yếu. 
(d) Những chất khi tan trong nước cho dung dịch dẫn điện được gọi là những chất điện li. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 
Câu 6. Ở các vùng đất phèn (đất chua, do có dư thừa axit) người ta bón vôi để làm 
 A. tăng pH B. giảm pH C. tăng khoáng chất D. giữ ổn định môi trường đất 
Câu 7. Trong số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH nhỏ nhất ? 
 A. Ba(OH)2. B. H2SO4. C. HCl. D. NaOH. 
Câu 8. Trộn dung dịch chứa 10 gam H2SO4 với dung dịch chứa 10 gam KOH. Dung dịch thu được làm quỳ 
tím 
 A. hóa đỏ B. không đổi màu C. hóa xanh D. không màu. 
Câu 9. Dung dịch NaHSO4 tác dụng được với tất cả các chất có trong nhóm nào sau đây? 
 A. NaNO3, AlCl3, BaCl2, NaOH, KOH. B. BaCl2, NaOH, FeCl3, Fe(NO3)3, KCl. 
 C. NaHCO3, BaCl2, Na2S, Na2CO3, KOH. D. Na2S, Cu(OH)2, Na2CO3, FeCl2, NaNO3. 
Câu 10. Cho các chất sau đây tác dụng với nhau từng đôi một: NaHCO3, NaHSO4, BaCl2, MgSO4, NaOH. 
Số phản ứng tạo thành chất kết tủa là 
 A. 3 B. 4... nước. 
Câu 20. NH3 có những tính chất đặc trưng nào trong số các tính chất sau:1) Hòa tan tốt trong nước. 2) 
Nặng hơn không khí. 3) Tác dụng với axit. 4) Khử được một số oxit kim lọai. 5) Khử được hidro. 6) 
dung dịch NH3 làm xanh quỳ tím. Những câu đúng là: 
 A. 1, 4, 6 B. 1, 2, 3 C. 1, 3, 4, 6 D. 2, 4, 5 
Câu 21. Chất có thể làm khô khí NH3 là: 
 A. H2SO4 đặc B. P2O5 C. CuSO4 khan D. KOH rắn 
Câu 22. Phương trình hóa học nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3: 
 A. 4NH3 + 5O2 →4NO + 6H2O B. NH3 + HCl →NH4Cl 
 C. 8NH3 + 3Cl2 →6NH4Cl + N2 D. 2NH3 + 3CuO →3Cu + N2 + 3H2O 
Câu 23. Muối nào trong số các muối sau, khi nhiệt phân tạo ra NH3 
 A. NH4HCO3 B. NH4NO2 C. NH4NO3 D. (NH4)2SO4 
Câu 24. Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni? 
 A. Muối amoni kém bền với nhiệt B. Tất cả các muối amoni tan trong nước 
 C. Các muối amoni đều là chất điện li manh D. dung dịch của muối amoni luôn có môi trường bazơ. 
Câu 25. Chỉ dung dung dịch chất nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch không màu (NH4)2SO4, NH4Cl và 
Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn? 
 A. NaOH B. BaCl2 C. AgNO3 D. Ba(OH)2 
Câu 26. Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là: 
 A. 5,6 lít B. 11,2 lít C. 0,56 lít D. 1,12 lít 
Câu 27. Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50% thì thể tích H2 cần dung ở cùng điều kiện là: 
 A. 4 lít B. 6 lít C. 8 lít D. 12 lít 
Câu 28. Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 không tạo ra được chất nào dưới đây? 
 A. NH4NO3 B. N2 C. N2O5 D. NO2 
Câu 29. HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây? 
 A. Fe B. FeO C. Fe(OH)2 D. Fe2O3 
Câu 30. HNO3 loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây? 
 A. Cu B. Cu(OH)2 C. CuO D. CuF2 
Câu 31. Những kim loại nào sau đây không phản ứng với HNO3 đặc nguội: 
A. Fe, Al B. Cu và Ag C. Zn và Pb D. Fe và Cu 
Câu 32. Cho phản ứng sau: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dN2O + eH2O. Giá trị của a, d, e lần lượt là: 
 A. 4, 18, 9 B. 8, 24, 1

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_11_co_ban_nam_2021.pdf