Bài tập nghỉ dịch lần 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm 2021

II. Bài tập:

ĐỀ 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi.Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:

  • Mợ ơi! Mợ ơi!...

    Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và  cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước măt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

   Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: 

   Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

   Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được mong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

                                                  ( Ngữ văn 8, tập một, NXBGD Việt Nam, 2015)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn ban nào? Của tác giả nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó?

Câu 2: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn văn trên?

Câu 3: Vì sao khi gặp lại mẹ, bé Hồng lại “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”?

Câu 4: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.” thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó?

docx 3 trang Bảo Giang 29/03/2023 11540
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nghỉ dịch lần 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập nghỉ dịch lần 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm 2021

Bài tập nghỉ dịch lần 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm 2021
BÀI TẬP NGHỈ DỊCH MÔN NGỮ VĂN 8 ( LẦN 1)
(1/2/2021)
I. Lý thuyết:
 Trong chương trình Ngữ văn 8 em đã được học những văn bản truyện kí Việt Nam đầu thế kỉ XX nào? Hãy lập bảng thống kê các văn bản đó : cho biết rõ thể loại, nội dung, nghệ thuật?
Gợi ý:
Văn bản
Thể loại
Đặc sắc về nội dung
Đặc sắc về nghệ thuật
II. Bài tập:
ĐỀ 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi.Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:
Mợ ơi! Mợ ơi!...
 Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước măt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
 Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tô...ái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Đoạn văn trên ghi lại lời kể của ai với ai? Kể trong hoàn cảnh nào? Qua những lời tâm sự đó em hiểu gì về tâm trạng nhân vật “tôi” ?
Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn in đậm trong đoạn trích trên và cho biết xét về mặt cấu tạo, nó thuộc kiểu câu gì? Qua câu văn đó, em cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhân vật “tôi”?
Câu 4: Xác định các tình thái từ, thán từ trong câu văn sau:
“ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình diễn dịch trình bày cảm nhận về nhân vât “tôi” trong văn bản nói trên?
ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
 Tôi quên thế nào được những cmar giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
 Những ý nghĩ ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần nhìn thấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.
 ( Ngữ văn 8, tập một, NXBGD Việt Nam, 2018)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được viết theo thể loại nào?
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 3:

File đính kèm:

  • docxbai_tap_nghi_dich_lan_1_mon_ngu_van_lop_8_nam_2021.docx