SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật Sinh học 11 THPT

Giáo dục và đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việc phát triển của một đất nước. Không chỉ riêng ở Việt Nam, các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu. Ở nước ta hiện nay, giáo dục và đào tạo đang là vấn đề được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Việc đào tạo con người – đào tạo nguồn lực lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Luật Giáo Dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp Giáo Dục phổ thong phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sang tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập”.   

     Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quan sát và thí nghiệm. Thí nghiệm trong dạy học sinh học có thể nghiên cứu trên lớp, phòng thí nghiệm, vườn trường…có thể do giáo viên biểu diễn hoặc học sinh thực hiện. Nội dung chủ yếu của chương trình Sinh học 11 là những kiến thức về các quá trình sinh lý cơ bản như chuyển hóa vật chất và năng lượng, tính cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản trong cơ thể thực vật, động vật; ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên các quá trình đó và các nguyên tắc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống. Chính vì vật, phương pháp thực hành thí nghiệm là một trong những phương pháp có nhiều ưu thế việc thực hiện mục tiêu đào tạo.

     Mặt khác, thực tế giảng dạy sinh học ở nhà trường phổ thông hiện nay, đa số giáo viên chưa thực sự chú trọng đến phương pháp thực hành đặc biệt là thực hành thí nghiệm, chưa gắn việc giảng dạy lý thuyết với thực hành. Vì vậy, học sinh chưa được tạo điều kiện để bồi dưỡng phát triển năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo. 

     Một trong những phương hướng để gắn lí thuyết với thực hành, khắc phục thực trạng trên, giúp học sinh nắm vững các kiến thức, kĩ năng cơ bản về lý thuyết và thực nghiệm của môn Sinh học đó là việc sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học. Thông qua việc giải bài tập thực hành thí nghiệm, học sinh được bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc lộ rõ khả năng sở trường, sở thích về sinh học. Như vậy, giải các bài tập thực hành thí nghiệm là một hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập, đây cũng là một trong những biện pháp để phát hiện và bồi dưỡng những học sinh khá, giỏi về sinh học. Mặt khác, giúp các em biết vận dụng các kiến thức sinh học vào đời sống sản xuất đáp ứng yêu cầu giáo dục tổng hợp cho học sinh khi ra trường và tiếp tục theo học ở các bậc cao hơn. Vì vậy, loại bài tập này có tác dụng toàn diện trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở THPT.

     Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật – Sinh học 11, THPT”.

docx 42 trang Lệ Chi 22/12/2023 7840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật Sinh học 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật Sinh học 11 THPT

SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật Sinh học 11 THPT
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Giáo dục và đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việc phát triển của một đất nước. Không chỉ riêng ở Việt Nam, các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu. Ở nước ta hiện nay, giáo dục và đào tạo đang là vấn đề được nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Việc đào tạo con người – đào tạo nguồn lực lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Luật Giáo Dục, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp Giáo Dục phổ thong phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sang tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập”. 
 Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quan sát và thí nghiệm. Thí nghiệm trong dạy học sinh học có thể ngh...thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật – Sinh học 11, THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu thiết kế và sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật nhằm rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Giả thuyết khoa học
 Nếu thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm phù hợp với nội dung thì sẽ phát triển được kĩ năng tư duy thực nghiệm của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về bài tập thực hành thí nghiệm, vai trò và phương pháp sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm, hệ thống các nhóm kĩ năng nhận thức của học sinh.
 - Phân tích mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật - Sinh học 11
 - Nghiên cứu quy trình, kỹ thuật thiết kế bài tập thực hành thí nghiệm. Từ đó, thiết kế hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm nhằm rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh trong dạy – học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật - Sinh học 11.
 - Nghiên cứu quy trình sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm. Từ đó, thiết kế hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm nhằm rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh trong dạy – học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật – Sinh học 11.
 - Thực nghiệm sư phạm để bước đầu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập thực hành để rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm của học sinh.
5. Đối tượng nghiên cứu
 Các bài tập thực hành thí nghiệm và quy trình sử dụng trong dạy – học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật – Sinh học 11.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
 - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, các tài liệu lý luận dạy học, đặc biệt l... đặc biệt đối với sự phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh.
 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học Sinh học:
 - Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn
 - Thí nghiệm là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy khoa học
 - Thí nghiệm giúp học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết đầy đủ hơn nhờ đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, quá trình sinh học.
1.1.1.2. Bài tập thực hành thí nghiệm
 Trong dạy học Sinh học, bài tập thực hành thí nghiệm là những bài tập chỉ mặt kết quả của các thí nghiệm Sinh học đang khảo sát. Các bài tập này được giải bằng cách vận dụng tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực nghiệm, các kĩ năng hoạt động trí óc và thực hành, các vốn hiểu biết về thực tiễn đời sống. Bài tập thực hành thí nghiệm thường được sử dụng khi nghiên cứu các loại kiến thức sinh lý, sinh thái. Thông qua hoạt động giải bài tập, học sinh tự mình khám phá ra những điều mới mẻ từ tác động chủ ý của các em lên đối tượng thí nghiệm, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê yêu thích môn Sinh học
1.1.1.3. Vai trò của bài tập thực hành thí nghiệm
 Loại bài tập này có tác dụng toàn diện trong việc đào tạo, giúp học sinh nắm vững các kiến thức, kĩ năng cơ bản về lý thuyết và thực nghiệm của bộ môn. Các bài tập này có thể sử dụng với nhiều mục đích, vào những thời điểm khác nhau. Thông qua các bài tập thực hành thí nghiệm, học sinh được bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy, năng lực thực nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc lộ rõ khả năng, sở trường về bộ môn.
 Giải các bài tập thực hành thí nghiệm là một hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập, tăng cường hứng thú, gắn học với hành, lý luận với thực tế, kích thích tính tích cực tự lực, trí thông minh, tài sáng tạo, tháo vát, của từng học sinh. Đây cũng là một trong những biện pháp để phát hiện ra đúng những học sinh khá, giỏi về bộ môn.
 Thông qua bài tập thực hành thí nghiệm sẽ tạo ra học sinh khả năng tổng hợp kiến thức lý thuy

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_va_su_dung_bai_tap_thuc_hanh_thi_nghiem_trong.docx