SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận Ngữ văn 11, ban cơ bản

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Ngữ văn là một trong những yêu cầu căn bản, có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược đổi mới phương pháp giáo dục ở nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định rõ trong Luật giáo dục, các Nghị quyết của Trung ương (Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII; Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII);  được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tinh thần chung là Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Bồi dưỡng phương pháp tự học, làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 

Tại Hội nghị Trung ương VIII khoá 11, trên cơ sở phân tích chính xác, khách quan những mặt hạn chế, tồn tại, yếu kém của ngành giáo dục như  “Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, thi cử, đánh giá chất lượng lạc hậu, đổi mới chậm, lúng túng; Hệ thống giáo dục còn nặng lí thuyết, nhẹ thực hành” ( Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phá triển kinh tế - xã hội 5 năm - 2011 – 2015), Trung ương đã ra nghị quyết về đổi mới căn bàn, toàn diện giáo dục, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Muốn vậy, phương pháp dạy học phải “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. 

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong nhà trường phổ thông thì việc xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề của môn học hoặc liên môn là hết sức cần thiết. Đối với môn Ngữ văn 11, có 4 thao tác lập luận trong văn nghị luận (phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận) được học trong chương trình, với thời lượng là 10 tiết, trong đó, có 4 tiết lí thuyết, 6 tiết còn lại là luyện tập, được bố trí rải rác từ đầu đến cuối năm học. Việc xây dựng 10 tiết học về các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận trong SGK Ngữ văn 11 (ban cơ bản) thành chủ đề “Thao tác lập luận”, tổ chức dạy học chủ đề thông qua các hoạt động trải nghiệm vừa khắc phục được những hạn chế của nội dung chương trình SGK hiện hành, sự hạn chế của các phương pháp, hình thức dạy học, thiết kế giáo án dạy học truyền thống, vừa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. 

Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận - Ngữ văn 11, ban cơ bản”.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Khắc phục được một số tồn tại của chương trình, SGK hiện hành và của quá trình dạy học, các thiết kế dạy học.

- Đề xuất một số giải pháp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh khi dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” (Ngữ văn 11). 

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng: Học sinh THPT 

- Thời gian: Năm học 2018- 2019; 2019-2020

- Địa điểm: Tại trường THPT tôi đang trực tiếp công tác. 

doc 64 trang Lệ Chi 22/12/2023 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận Ngữ văn 11, ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận Ngữ văn 11, ban cơ bản

SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận Ngữ văn 11, ban cơ bản
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Ngữ văn là một trong những yêu cầu căn bản, có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược đổi mới phương pháp giáo dục ở nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định rõ trong Luật giáo dục, các Nghị quyết của Trung ương (Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII; Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII); được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tinh thần chung là Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Bồi dưỡng phương pháp tự học, làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
Tại Hội nghị Trung ương VIII khoá 11, trên cơ sở phân tích chính xác, khách quan những mặt hạn chế, tồn tại, yếu kém của ngành giáo dục như “Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, thi cử, đánh giá chất lượng lạc hậu, đổi mới chậm, lúng túng; Hệ thống giáo dục còn nặng lí thuyết, nhẹ thực hành” ( Báo cáo đánh giá kết ...c.
- Đề xuất một số giải pháp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh khi dạy học chủ đề “Thao tác lập luận” (Ngữ văn 11). 
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Học sinh THPT 
- Thời gian: Năm học 2018- 2019; 2019-2020
- Địa điểm: Tại trường THPT tôi đang trực tiếp công tác. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp phân tích tài liệu
+ Thao khảo một số tài liệu: Xem xét, lựa chọn thông tin cần thiết, có độ tin cậy cao nhất trong tài liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. 
+ Tham khảo nguồn tài liệu sách, báo công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài để có thể so sánh các nghiên cứu trước đây với kết quả của đề tài. 
+ Tham khảo các nguồn thông tin mang tính thời sự. 
2. Phương pháp quan sát 
- Mục đích: Đánh giá thực trạng và kiểm nghiệm kết quả của các phương pháp được đề xuất nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong hoạt động dạy học 
- Nội dung: Quan sát trực tiếp cách thực hiện hoạt động học tập của học sinh. 
- Cách tiến hành: Tiến hành quan sát việc thực hiện hoạt động học tập trong và ngoài lớp học của học sinh. Ghi lại kết quả quan sát bằng máy ảnh, bằng tốc kí, phiếu đánh giá kết quả học tập v.v
3. Phương pháp phỏng vấn 
- Mục đích: Sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn được chuẩn hóa nhằm tìm hiểu sâu hơn những vấn đề nghiên cứu 
- Nguyên tắc: Phỏng vấn trong không khí cởi mở, tin cậy, người được phỏng vấn tự do trình bày những vấn đề người phỏng vấn đưa ra.
- Cách tiến hành: Phỏng vấn giáo viên trực tiếp dạy chương trình Ngữ văn 11, các bài liên quan đến chủ đề. Người phỏng vấn ghi lại hệ thống các nội dung trao đổi. 
4. Phương pháp thực nghiệm
+ Mục đích: Khảo sát kết quả học tập của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng để kiểm chứng hiệu quả của các phương pháp được đề xuất. 
+ Nội dung: Khảo sát năng lực học sinh qua bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. 
+ Cách tiến hành: 
● Chọn lớp thực nghiệm
● Chọn lớp đối chứng
● Cho học sinh các lớp được chọn...ải nghiệm: Là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi) và quá trình tâm lí bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Qua đó, chủ thể học hỏi, tìm tỏi, sáng tạo, tiếp thu, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thành các kĩ năng trong cuộc sống. 
* Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm có các đặc trưng cơ bản: 
- Kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh được hình thành qua quá trình hoạt động thực tiễn, có thể ngoài khuôn viên trường học. 
- Người học là trung tâm, là chủ thể của hoạt động trải nghiệm, chủ động, tích cực trong các hoạt động thực tế. 
- Giáo viên là người hướng dẫn, quan sát, giúp đỡ, kiểm tra học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm. Hệ thống hoá lại những kiến thức, kĩ năng mà học sinh hình thành được qua quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm. 
- Đánh giá kết quả học tập cần dựa vào cả quá trình, chứ không đánh giá ở thời điểm duy nhất là đầu học cuối giờ học, bài học. 
* Ưu điểm của phương pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm
Ưu điểm của hoạt động dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm là gắn lí thuyết và thực tiễn; nâng cao năng lực, phẩm chất cho người học; có khả năng tích hợp để giải quyết tốt các vấn đề của đời sống so với hình thức dạy học theo các đơn vị bài riêng lẻ, tách bạch, xen kẽ với các bài học không cùng chủ đề. 
2. Cơ sở thực tiễn 
2.1. Cấu trúc nội dung phần làm văn về Thao tác lập luận 
Nội dung kiến thức của các bài làm văn về Thao tác lập luận được sắp xếp theo một trình tự hệ thống, logic với thời lượng là 10 tiết. Trong đó, có 4 tiết lí thuyết, 6 tiết còn lại là luyện tập, thực hành, cụ thể như sau: 
TT
Bài
Tiết PPCT
1
Thao tác lập luận phân tích 
7
2
Luyện tập thao tác lập luận phân tích 
17
3
Thao tác lập luận so sánh 
31
4
Luyện tập thao tác lập luận so sánh 
41
5
Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh
42
6
Thao tác lập luận bác bỏ
82
7
Luyện t

File đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_tao_cua_hoc_sinh_t.doc