Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 11 - Năm học 2017- 2018 (Có đáp án)

A- YÊU CẦU CHUNG:

- Học sinh có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.

- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.

- Tổng điểm toàn bài là 20.0 điểm, giáo viên có thể chiết điểm đến 0.25 điểm.

B- YÊU CẦU CỤ THỂ:

PHẦN I: Đọc – hiểu (6.0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản  trên là Biểu cảm. (1,0 điểm)

Câu 2: Nội dung của văn bản: Bài thơ nêu lên thái độ sống cao đẹp của con người: Sống có lí tưởng, sống cống hiến, sống là hi sinh. (1,0 điểm)

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong khổ thơ đầu: Điệp cấu trúc cú pháp? (0,5 điểm)

 Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: Nhấn mạnh thái độ sống với lí tưởng cao đẹp, sống có ích, sống cống hiến, sống hi sinh (0,5 điểm)

Câu 4: Hình tượng cái tôi trữ tình tác giả hiện lên qua bài thơ: (1,0 điểm)

Đó là tiếng lòng của người thanh niên Việt Nam yêu nước tự nguyện dấn thân, tự nguyện hi sinh cho lí tưởng cao đẹp. Đó là hình tượng cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, sống ý nghĩa, sống là chiến đấu và chiến thắng.

doc 4 trang Lệ Chi 22/12/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 11 - Năm học 2017- 2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 11 - Năm học 2017- 2018 (Có đáp án)

Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ văn 11 - Năm học 2017- 2018 (Có đáp án)
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN I
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
KỲ THI HSG CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2017-2018
Môn thi: NGỮ VĂN - LỚP 11 THPT 
HƯỚNG DẪN CHẤM
A- YÊU CẦU CHUNG:
- Học sinh có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
- Tổng điểm toàn bài là 20.0 điểm, giáo viên có thể chiết điểm đến 0.25 điểm.
B- YÊU CẦU CỤ THỂ:
PHẦN I: Đọc – hiểu (6.0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là Biểu cảm. (1,0 điểm)
Câ... hơn. Cống hiến và hi sinh giúp cuộc sống trở nên có ý nghĩa, hạnh phúc, con người biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn.
- Biểu hiện của sống có lí tưởng, sống cống hiến, sống hi sinh
+ Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp
+ Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu
+Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức
+Sống phải hành động lương thiện, tích cực
( HS minh họa bằng các dẫn chứng cụ thể)
-Mở rộng vấn đề
+ Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp, sống không có lí tưởng
+ Thói ích kỉ, vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,
+ Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
+ Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn  dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.
3. Bài học rút ra 
Khẳng định sự cần thiết có lí tưởng trong đời sống của mỗi người, rút ra bài học cho bản thân. Phương hướng rèn luyện lối sống có lí tưởng, sống cống hiến và biết hi sinh
C .Cách cho điểm:
Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục.
Điểm 3- 4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, hành văn rõ ràng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
Điểm 1-2: Đáp ứng được một phần yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
Điểm 0: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, mắc nhiều lỗi về diễn đạt; không làm Câu 2 (10,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết viết một bài nghị luận văn học, có bố cục hợp lí, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; khuyến khích bài viết sáng tạo.
Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:
a. Giải thích:
- Để giải thích ý kiến cần chú ý các từ "sung mãn" ( ở trạng thái...ảnh.
– Điểm 7-8: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, văn trôi chảy, mạch tư duy rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ.
– Điểm 5-6: Hiểu vấn đề, đã giải quyết được ý chính yếu Văn khá trôi chảy, mắc vài ba lỗi chính tả, ngữ pháp cơ bản.
– Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng giải thích lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
_ Điểm dưới 3: còn non kém về nhiều mặt.

File đính kèm:

  • docde_thi_hsg_cap_truong_mon_ngu_van_11_nam_hoc_2017_2018_co_da.doc