Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng AK và súng trường CKC cho học sinh 11 THPT

1. Lý do chọn đề tài.

Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực là điều tất yếu. Công nghệ thông tin là công nghệ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nói chung và môn giáo dục quốc phòng – An ninh nói riêng. Nhờ có CNTT mà sự sáng tạo trong việc chuẩn bị các tiết dạy phong phú, đang dạng, khai thác có hiệu quả các thông tin trên mạng Interrnet tích hợp nghe, nhìn làm cho bài giảng phong phú đạt kết quả cao.

Ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung là yêu cầu cấp thiết, có tác dụng mạnh mẽ đối với mục tiêu, định hướng đổi mới phương pháp dạy học, là phương tiện hữu ích giúp cho giáo viên sáng tạo lựa chọn những hình thức đổi mới dạy học cho phù hợp với đối tượng. Đổi mới phương pháp dạy học là để khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện cho học sinh nếp tự duy sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh các kiến thức, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học.

Đặc điểm của môn GDQP-AN là giảng dạy lý thuyết sen lẫn các nội dung học thực hành, cần sử dụng nhiều tư liệu và minh họa bằng hình ảnh trực quan giúp cho người học dễ dàng nhận biết hình dung vị trí địa lý, các đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, các đảo và các quần đảo, biết xác định chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam...đồng thời nhận biết về các loại vũ khí trang bị, cấu tạo của súng, đạn, lựu đạn và chuyển động gây nổ hay phương pháp ngắm bắn được minh họa rõ ràng cụ thể, giúp cho người học nhanh chóng nhận biết và áp dụng thực tế khi tiến hành tập luyện ngoài thao trường.

doc 33 trang Bảo Giang 30/03/2023 2080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng AK và súng trường CKC cho học sinh 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng AK và súng trường CKC cho học sinh 11 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng AK và súng trường CKC cho học sinh 11 THPT
Phần thứ nhất 
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực là điều tất yếu. Công nghệ thông tin là công nghệ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục nói chung và môn giáo dục quốc phòng – An ninh nói riêng. Nhờ có CNTT mà sự sáng tạo trong việc chuẩn bị các tiết dạy phong phú, đang dạng, khai thác có hiệu quả các thông tin trên mạng Interrnet tích hợp nghe, nhìn làm cho bài giảng phong phú đạt kết quả cao.
Ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung là yêu cầu cấp thiết, có tác dụng mạnh mẽ đối với mục tiêu, định hướng đổi mới phương pháp dạy học, là phương tiện hữu ích giúp cho giáo viên sáng tạo lựa chọn những hình thức đổi mới dạy học cho phù hợp với đối tượng. Đổi mới phương pháp dạy học là để khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện cho học sinh nếp tự duy sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh các kiến thức, từng bước áp d...luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Làm cho học là một quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu: 
Học sinh lớp 11A – 11D trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy kỹ thuật sử dụng súng AK và súng trường CKC cho học sinh 11 THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình.
4. Giả thiết khoa học: 
Tôi xin giả định rằng ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng – An Ninh bước đầu cũng đã được triển khai song còn dừng ở mức khiêm tốn, chưa mang tính chất phổ biến, sâu rộng trong các nhà trường. Nếu giáo viên giảng dạy tích cực tự học tự bồi dưỡng, say mê nghiên cứu, tâm huyết với nghề, có những biện pháp tổ chức ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy một cách khoa học thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục là cơ sở để đưa chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng tốt hơn. 
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra đánh giá.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp đối chiếu kết quả so sánh.
6. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu.
	- Khả năng ứng dụng đề tài vào thực tế cao.
	- Chương trình Giáo dục Quốc phòng – AN Ninh khối 11 THPT.	- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013.	
Phần thứ hai
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Tổ chức UNESCO đã dự đoán việc tác động của công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi một cách căn bản nền giáo dục thế giới trong những năm đầu thế kỉ XXI. Chính vì vậy từ thập niên cuối của thế kỉ trước, tổ chức này đã có những chương trì...ch thức, là con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách quan, là sự tập hợp các phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Hay nói cách khác “phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động một cách thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. do đó phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy học đó là vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình  dạy học. Bên cạnh đó, phương tiện dạy học là công cụ đóng vai trò quan trọng, là cầu nối chung gian mang lại hiệu quả giáo dục. Vì vậy quá trình dạy học cũng chính là quá trình truyền thông. Bởi vì truyền thông là sự chuyển tải thông tin từ một hoặc một nhóm đối tượng này đến một hoặc một nhóm đối tượng khác nhằm cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi của con người. Điểm khác biệt ở dạy học và các loại hình truyền thông là ở chỗ: dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên đóng vai trò chủ đạo để quá trình truyền thông đạt hiệu quả. 
Giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – An ninh là quá trình dạy học mang tính đặc thù nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; những kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời giáo dục ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ về các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân nhân, an ninh nhân dân; đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.
Quá môn học giúp cho học sinh hiểu biết và vận

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang.doc