Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay Sinh học 11 THPT

“Nam vô tửu như kỳ vô phong” là câu nói của ông cha ta về văn hóa uống rượu của đấng mày râu. Từ xưa đến nay, uống rượu là một nét văn hóa ẩm thực tao nhã của người Việt, rượu được dùng trong các cuộc hội ngộ, đàm đạo tri kỉ, lễ hội, việc ma chay, cưới hỏi,…và cả việc dãi bày tâm sự. Chén rượu như là lời chào, lời mời quý trọng đối với khách. Người xưa còn có câu: “ Tam tước bất thức” nghĩa là khi uống rượu không uống quá 3 chén. Quy tắc ấy đã được đổi thành liều lượng phù hợp là 148 ml rượu vang, 354 ml bia hoặc 44 ml rượu một ngày đối với phụ nữ và lượng này tăng lên gấp đôi đối với nam. Với liều lượng đó khi uống rượu bia sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, tạo sự được sự hài hòa trong các mối quan hệ xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế xã hội ngày nay, nét đẹp khi uống rượu của người xưa hầu như đã không còn được lưu giữ, thay vào đó là một văn hóa uống rượu bia thái quá, xô bồ, nài ép, lạm dụng rượu bia để rồi nâng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam gia tăng ở mức báo động. Theo thống kê, năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu, bia thì đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới, trong đó có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại. Nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít cồn, 2017 là 9 lít cồn trong khi đó Indonesia là 2 lít cồn/ người/năm. Đó thực sự là những con số biết nói, nó nói lên được thực trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang tăng với tốc độ chóng mặt.

Một thực trạng đáng lo ngại hơn đó là đối tượng sử dụng rượu bia đang ngày càng bị “trẻ hóa”. Nếu ở Mỹ, thanh niên trên 21 tuổi mới được mua, uống rượu bia thì ở Việt Nam, luật quy định là 18 tuổi. Song trong các đề tài nghiên cứu cho thấy độ tuổi từ 15 – 18 đã sử dụng rượu bia với con số lớn hơn 45%, thậm chí trên thực tế quan sát trẻ từ 13- 17 đã sử dụng rượu bia, thậm chí sử dụng nhiều lần quá liều lượng cho phép.

Thực trạng sử dụng rượu bia đó đã để lại những hậu quả vô cùng nguy hại đối với bản thân người uống, với gia đình và cả toàn xã hội. Nó là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của hơn 200 loại bệnh, còn là nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình, hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ. Với xã hội lạm dụng rượu bia gây tai nạn giao thông, tổn thất nặng nề đến nền kinh tế quốc dân và là một trong những ngọn nguồn gia tăng của tệ nạn xã hội...

Và khi tôi tiến hành điều tra tại trường THPT Yên Thành 3, một thực trạng đáng lo ngại là hầu hết (76.8%) cho rằng sử dụng rượu bia là có hại nhưng lại có đến 30.0% HS nam, 19.3% HS nữ đã từng uống rượu bia dù chưa đủ 18 tuổi. Khi được hỏi về giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia thì lại có rất nhiều ý kiến cho rằng nên cấm sản xuất, bán và sử dụng rượu bia... Những thực trạng trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài này, nhằm để cho các em có cái nhìn toàn diện hơn về bia rượu, từ đó các em nâng cao ý thức thực hiện và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu bia, có kiến thức và kĩ năng để xây dựng một nếp sống văn minh, an toàn và hạnh phúc cho mình và cộng đồng, đồng thời góp phần dìn giữ nét văn hóa truyền thống uống rượu tao nhã của người xưa.

          Đó là những lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay - Sinh học 11 THPT”

doc 55 trang Lệ Chi 22/12/2023 9000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay Sinh học 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay Sinh học 11 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay Sinh học 11 THPT
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
3
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 
4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4
4. Cấu trúc của SKKN
4
5. Giới hạn đề tài
5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
6
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
6
1.1. Cơ sơ lý luận
6
1.2. Cơ sở thực tiễn
11
1.2.1. Lợi ích của rượu bia và hậu quả của việc lạm dụng sử dụng rượu bia
11
1.2.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng rượu bia ở thanh niên
17
1.2.3. Giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia ở thanh niên.
1.2.4. Khảo sát thực trạng tích hợp vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay trong các môn học và hoạt động giáo dục của trường THPT Yên Thành 3
18
2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
20
3. Bài kiểm tra thực nghiệm
34
4. Kết quả ứng dụng
36
PHẦN III: KẾT LUẬN
45
1. Kết luận. 
45
2. Đề xuất, kiến nghị.
45
PHỤ LỤC
47
BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Đọc là
1
BTVN
Bài tập về nhà
2
CNTT
Công nghệ thông tin
3
ĐHDA
Dạy học dự án
4
GD&ĐT
Giáo dục v...ụng rượu bia ở Việt Nam đang tăng với tốc độ chóng mặt.
Một thực trạng đáng lo ngại hơn đó là đối tượng sử dụng rượu bia đang ngày càng bị “trẻ hóa”. Nếu ở Mỹ, thanh niên trên 21 tuổi mới được mua, uống rượu bia thì ở Việt Nam, luật quy định là 18 tuổi. Song trong các đề tài nghiên cứu cho thấy độ tuổi từ 15 – 18 đã sử dụng rượu bia với con số lớn hơn 45%, thậm chí trên thực tế quan sát trẻ từ 13- 17 đã sử dụng rượu bia, thậm chí sử dụng nhiều lần quá liều lượng cho phép.
Thực trạng sử dụng rượu bia đó đã để lại những hậu quả vô cùng nguy hại đối với bản thân người uống, với gia đình và cả toàn xã hội. Nó là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của hơn 200 loại bệnh, còn là nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình, hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ. Với xã hội lạm dụng rượu bia gây tai nạn giao thông, tổn thất nặng nề đến nền kinh tế quốc dân và là một trong những ngọn nguồn gia tăng của tệ nạn xã hội...
Và khi tôi tiến hành điều tra tại trường THPT Yên Thành 3, một thực trạng đáng lo ngại là hầu hết (76.8%) cho rằng sử dụng rượu bia là có hại nhưng lại có đến 30.0% HS nam, 19.3% HS nữ đã từng uống rượu bia dù chưa đủ 18 tuổi. Khi được hỏi về giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia thì lại có rất nhiều ý kiến cho rằng nên cấm sản xuất, bán và sử dụng rượu bia... Những thực trạng trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài này, nhằm để cho các em có cái nhìn toàn diện hơn về bia rượu, từ đó các em nâng cao ý thức thực hiện và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu bia, có kiến thức và kĩ năng để xây dựng một nếp sống văn minh, an toàn và hạnh phúc cho mình và cộng đồng, đồng thời góp phần dìn giữ nét văn hóa truyền thống uống rượu tao nhã của người xưa.
 	Đó là những lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức seminar vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay - Sinh học 11 THPT”
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- HS nêu những lợi ích của rượu bia khi sử dụng đúng liều lượng.
- HS trình bày được những hậu quả nghiêm trọng của...HPT Yên Thành 3, Yên Thành – Nghệ An (Tập trung ở lớp 11).
6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
	Sáng kiến đã tích hợp những nét cơ bản về vấn đề rượu bia với thanh niên hiện nay giúp HS có những hiểu biết về cơ bản về lợi ích của uống rượu bia đúng liều lượng, thực trạng sử dụng rượu bia ở thanh niên, hậu quả và giải pháp hạn chế lạm dụng rượu bia ở địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó góp phần nhỏ chung tay trong cuộc chiến phòng chống tác hại của rượu bia của toàn xã hội. 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi chọn phương pháp dạy học tích cực cho tiết dạy thực nghiệm. Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.
 Khi triển khai nghiên cứu đề tài, tôi đã tổ chức cho HS hoạt động bằng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực như: seminar, dạy học dự án, hợp tác nhóm...
1.1.1. Khái quát về dạy học theo phương pháp tổ chức seminar
a. Seminar là gì?
Đã có nhiều tác giả khác nhau ở trong nước và trên thế giới đứa ra khái niệm về seminar. Theo Phan Trọng Ngọ: “Seminar là hình thức học tập, trong đó một nhóm học viên được giao chuẩn bị trước vấn đề nhất định, sau đó trình bày trước lớp (nhóm) và thảo luận vấn đề đã được chuẩn bị”. Theo Lê Duy Cường: “Seminar là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó một HS hay một nhóm HS được giao chuẩn bị trước một hoặc một số vấn đề nhất định thuộc môn học, sau đó trình bày trước nhóm (lớp) và thảo luận vấn đề khoa hoc đã tự tìm hiểu được dưới sự hướng dẫn của một GV am hiểu về lĩnh vực đó”. 
 Như vậy, seminar là một hình thức tổ chức dạy học tích cực, có sự chuẩn bị một vấn đề từ trước, có sự tranh luận và huớng dẫn của GV.
b. Qu

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_seminar_van_de_ruou_bia_voi_th.doc