Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí Lớp 11 THPT

Khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phát minh ra nhiều công nghệ thông minh và biết sử dụng nhiều loại công nghệ để phục vụ cho cuộc sống của mình. Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng lần thứ tư trong lịch sử nhân loại – cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với cuộc cách mạng này, công nghệ đã có nhiều tác tác động lớn lao, làm thay đổi nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội của con người. Công nghệ thông tin trở thành một lĩnh vực sâu rộng, có ảnh hưởng ngày càng to lớn đến đời sống con người. Nó đòi hỏi con người phải làm chủ được tri thức, làm chủ được thông tin, biết phân tích, đánh giá đúng sai để tìm ra luồng thông tin, tri thức tin cậy. Nói cách khác, con người phải biết tư duy phản biện.

Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo ra thế hệ người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp  … có kĩ năng tư duy, kĩ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại mới. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 đã đưa ra mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại”.  Trong đó, chương trình giáo dục trung học phổ thông “giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”. Ta thấy, ngay trong mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã nhấn mạnh đến sự “làm chủ kiến thức phổ thông”, “khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống”,  “cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú”, “khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới” của học sinh. Có nghĩa là coi trọng khả năng “làm chủ” tri thức, “làm chủ” cuộc sống lao động và nghề nghiệp của các em. Nếu học sinh không có tư duy phản biện, các em sẽ không có khả năng “làm chủ”, không có “cá tính, nhân cách” riêng của mình và không có “khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”.

Trong các nhà trường phổ thông hiện nay, giáo dục không chỉ trang bị cho học sinh các tri thức cần thiết mà còn rèn luyện cho các em năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào cuộc sống thực tiễn. Việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tư duy phản biện cũng rất được quan tâm. Thế nhưng vẫn còn nhiều học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức, thông tin một chiều, chưa biết phân tích, chọn lọc và đánh giá thông tin. Điều này đã làm cho nhiều học sinh tiếp thu thông tin sai lệch, thụ động trong cuộc sống và học tập, thậm chí có nhiều hành động sai trái, nóng vội do chưa biết phân tích và xử lí các thông tin. Vì vậy việc phát triển và rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh ngay trong trường học, giúp học sinh phân tích được các sự vật hiện tượng, các luồng thông tin đa chiều trong cuộc sống là rất cần thiết.  

Địa lí là một môn học cung cấp cho học sinh nhiều thông tin, kiến thức và kĩ năng gắn liền với thực tế. Nó giúp cho học sinh hoàn thiện thêm những tri thức về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội trên thế giới và Việt Nam. Địa lí là môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã có vào thực tiễn. Và quan trọng hơn nữa là ngày càng có nhiều luồng thông tin khác nhau liên quan đến con người, tự nhiên và kinh tế – xã hội diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới. Điều quan trọng là học sinh phải biết phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp, đưa ra chính kiến của bản thân và có hành động phù hợp trước một vấn đề mang tính thời sự. Trong phương pháp tư duy thế kỉ XXI, tư duy phản biện là hướng tư duy được đề cao. Lời khuyên của Einstein dành cho nền giáo dục là: “giáo dục không phải là học thuộc những điều hiển nhiên, giáo dục là huấn luyện khả năng tư duy”, “điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi” . Với chương trình địa lí khối 11, các em sẽ có thêm nhiều cơ hội để hiểu biết về thiên nhiên, về con người và cuộc sống của họ ở nhiều vùng, nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Chính vì những lí do nói trên nên tôi đã chọn đề tài “phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

doc 96 trang Lệ Chi 22/12/2023 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí Lớp 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí Lớp 11 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí Lớp 11 THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3
 ----------– & —----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN
 ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 MÔN: ĐỊA LÍ
TG: Trần Thị Liên Thanh
Tổ: KHOA HỌC XÃ HỘI
Năm thực hiện: 2019- 2020
 SĐT: 0356008140
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phát minh ra nhiều công nghệ thông minh và biết sử dụng nhiều loại công nghệ để phục vụ cho cuộc sống của mình. Chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng lần thứ tư trong lịch sử nhân loại – cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với cuộc cách mạng này, công nghệ đã có nhiều tác tác động lớn lao, làm thay đổi nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội của con người. Công nghệ thông tin trở thành một lĩnh vực sâu rộng, có ảnh hưởng ngày càng to lớn đến đời sống con người. Nó đòi hỏi con người phải la...à không có “khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”.
Trong các nhà trường phổ thông hiện nay, giáo dục không chỉ trang bị cho học sinh các tri thức cần thiết mà còn rèn luyện cho các em năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào cuộc sống thực tiễn. Việc giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tư duy phản biện cũng rất được quan tâm. Thế nhưng vẫn còn nhiều học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức, thông tin một chiều, chưa biết phân tích, chọn lọc và đánh giá thông tin. Điều này đã làm cho nhiều học sinh tiếp thu thông tin sai lệch, thụ động trong cuộc sống và học tập, thậm chí có nhiều hành động sai trái, nóng vội do chưa biết phân tích và xử lí các thông tin. Vì vậy việc phát triển và rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh ngay trong trường học, giúp học sinh phân tích được các sự vật hiện tượng, các luồng thông tin đa chiều trong cuộc sống là rất cần thiết. 
Địa lí là một môn học cung cấp cho học sinh nhiều thông tin, kiến thức và kĩ năng gắn liền với thực tế. Nó giúp cho học sinh hoàn thiện thêm những tri thức về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội trên thế giới và Việt Nam. Địa lí là môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã có vào thực tiễn. Và quan trọng hơn nữa là ngày càng có nhiều luồng thông tin khác nhau liên quan đến con người, tự nhiên và kinh tế – xã hội diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới. Điều quan trọng là học sinh phải biết phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp, đưa ra chính kiến của bản thân và có hành động phù hợp trước một vấn đề mang tính thời sự. Trong phương pháp tư duy thế kỉ XXI, tư duy phản biện là hướng tư duy được đề cao. Lời khuyên của Einstein dành cho nền giáo dục là: “giáo dục không phải là học thuộc những điều hiển nh...hân tích để đưa ra các yêu cầu, quy trình, cách thức phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn địa lí lớp 11 trung học phổ thông.
- Về không gian và thời gian: Đề tài tập trung điều tra thực trạng, nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm từ tháng 9/2019 - 3/2020 tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu về tư duy phản biện, các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá theo tiếp cận năng lực trong giáo dục. Một số các dữ liệu khác được phát triển thông qua phỏng vấn giáo viên ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và học sinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và của ngành giáo dục đào tạo về đổi mới giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018.
- Sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tư liệu liên quan đến tư duy phản biện để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Nghiên cứu chương trình, SGK, Chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 11 có liên quan để tìm ra các tình huống, các nội dung trong bài học có thể phát triển tư duy phản biện cho học sinh. 3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
	3.2.2.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
Phân tích và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có đề cập đến cách thức phát triển tư duy phản biện cho học sinh để xây dựng cơ sở lý thuyết về các vấn đề liên quan. 
3.2.2.2 Phương pháp điều tra, quan sát
- Thăm dò ý kiến GV để tìm hiểu quan điểm của họ về tư duy phản biện và việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong quá trình dạy học. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đối với 20 GV trên địa bàn 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_tu_duy_phan_bien_cho_hoc_si.doc