Ôn tập môn Vật lí Lớp 7

.I/ Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

1. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?

C1: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn,gọi là ảnh ảo.

2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?

C2: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương.

C3: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳmg cách gương một khoảng bằng nhau.

5. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn, ảnh nhỏ hơn vật.

6. Khi đặt vật sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. 

7. Những vật phát ra âm còn được gọi là nguồn âm.

 Khi phát ra âm các vật đều dao động.

           8.I/ Âm to, âm nhỏ. Biên độ dao động.

1. Biên độ dao động.

 Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó.

2. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm.

- Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

II. Độ to của một số âm:

+ Độ to của vật được đo bằng  đơn vị đêxiben (dB).

9. I/ Âm phản xạ - Tiếng vang

+ Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một vật chắn.

+ Có tiếng vang khi nghe thấy âm phản xạ cách âm trực tiếp khoảng thời gian ít nhất 1/15s

doc 4 trang Lệ Chi 19/12/2023 7340
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Vật lí Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Vật lí Lớp 7

Ôn tập môn Vật lí Lớp 7
CÁC EM HỌC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM TRONG MÔN HỌC VẬT LÍ 7 VÀ LÀM BÀI TẬP PHÍA DƯỚI VÀ TRONG VỞ HỌC ĐỂ THẦY KIỂM TRA KHI HỌC TẬP TRUNG
I. Nội dung kiến thức:
1. Biểu diễn đường truyền của tia sáng
- Bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng
2. Ba loại chùm sáng 
- Chùm sáng song song gồm các tia không giao nhau trên đường truyền của chúng
- Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trên đường truyền của chúng
- Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng
3. 1/Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
*Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuỵến của gương tại điểm tới.
2/ Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới
- Góc SIN = i : góc tới
- Góc NIR = i’ : góc phản xạ
 i' = i
* Góc phản xạ bằng góc phản tới.
3/ Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
4.I/ Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
1. Ảnh của vậ...đèn pin đến mặt gương phẳng ta thấy có ánh sáng trên tường trước gương.
D. Chiếu đèn pin đến bàn ta thấy có quyển sách
Câu 4. Ảnh tạo bởi gương phẳng là:
A. ảnh ảo, luôn lớn hơn vật. C. ảnh thật, nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo luôn bằng vật. D. ảnh thật, luôn bằng vật 
Câu 5: Hình vẽ sau đây đúng với nội dung định luật phản xạ ánh sáng 
 A	.	 B.	 C.	 D.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây vẽ đúng ảnh của vật AB qua gương phẳng?
A
B
B
B
A
A
B’
A’
B’
B’
A’
B’
A’
D
A
C
B
Câu 7: Lắp gương cầu lồi làm gương chiếu hậu trước ô tô, xe máy là vì:
A. ảnh của gương cầu lồi to hơn vật. 
B. ảnh của gương cầu lồi quan sát ở trong gương rõ hơn.
C. vùng nhìn thấy của gương phẳng rộng hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi có cùng kích thước.
D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Câu 8: Vật phát ra âm cao khi
A. tần số dao động lớn hơn. C. vật dao động yếu hơn. 
B. vật dao động nhanh hơn. D. vật dao động mạnh hơn.
Câu 9: Khi gảy đàn, dây đàn dao động có biên độ dao động lớn thì âm phát ra là:
A. âm cao. B. âm to. C. âm trầm. D. âm nhỏ. 	 	 
Câu 10: Muốn làm cho một vật phát ra âm to ta phải làm như thế nào?
A. làm cho vật dao động chậm. C. làm cho vật dao động có biên độ dao động nhỏ.
B. làm cho vật dao động có tần số nhỏ. D. làm cho vật dao động có biên độ dao động lớn.
Câu 11: Vật nào sau đây là vật phản xạ âm tốt?
A. mặt gương, tường bê tông. C. tấm xốp, tấm gỗ.
B. mặt gương, vải len. D. vải len, tấm xốp. 
Câu 12: Tiếng vang là:
A. âm phản xạ.
B. âm phản xạ đến cùng một lúc với âm phát ra.
C. âm phản xạ truyền đi mọi hướng, không nhất thiết phải truyền đến tai.
D. âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra.
Câu 13: Vật phát ra âm có đặc điểm gì? Nêu 4 ví dụ về nguồn âm?
Câu 14: Ảnh của một vật đặt sát gương cầu lõm có tính chất gì?
Câu 15: Hãy tính khoảng cách gần nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, thời gian ít nhất đ

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_vat_li_lop_7.doc