Hướng dẫn ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 9

A. PHẦN TIẾNG VIỆT

I.Các phương châm hội thoại

Nắm vững 5 phương châm hội thoại sau

  - Phương châm về lượng: -> +Nói cho có nội dung, đáp ứng yêu cầu giao tiếp

                                                  + Không thiếu, không thừa.

  - Phương châm về chất: ->+ Nói những điều tin là đúng,

                                              + Không nói những điều không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực 

  - Phương châm quan hệ: ->  + Nói đúng vào đề tài giao tiếp,

                                                   +Tránh nói lạc đề

  - Phương châm cách thức->  + Nói ngắn gọn,

                                                  +Tránh nói mơ hồ.

  - Phương châm lịch sự: ->   + Cần nói tế nhị, tôn trọng người khác

b.Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình  huống giao tiếp:

  Phương châm hội thoại có liên quan đến tình huống giao tiếp. Do vậy cần chú ý đến đặc diểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?

c. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: Có 3 trường hợp:

 - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa.

 - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

 - Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiếu câu nói theo một hàm ý nào đó.

II. Xưng hô trong hội thoại:

  Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Do vậy, người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:

- Cách dẫn trực tiếp là dẫn nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người, nhân vật- Đặt trong dấu ngoặc kép.

 - Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật- Không đặt trong dấu ngoặc kép.

IV. Các cách phát triển  từ vựng:

a. Phát triển nghĩa của từ  trên cơ sở nghĩa gốc tạo thành nghĩa chuyển.

Có hai phương thức chuyển nghĩa là phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ

b/  Tạo từ ngữ mới để tăng vốn từ;                                                                                                              

c/  Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Nguồn gốc vay mượn chính là mượn từ tiếng Hán ( gọi là từ Hán Việt) và mượn ngôn ngừ khác- châu Âu ( gọi là từ phiên âm hoặc phiên âm la tinh)

V. Thuật ngữ:

  - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ. Thường dùng trong văn bản khoa học, công nghệ

   - Đặc điểm của thuật ngữ : Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm (và ngược lại). Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

    - Phân biệt thuật ngữ với biệt ngữ xã hội. Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định

doc 12 trang Lệ Chi 19/12/2023 9360
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 9

Hướng dẫn ôn tập Học kì I môn Ngữ Văn Lớp 9
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ I 
MÔN NGỮ VĂN 9
A. PHẦN TIẾNG VIỆT
I.Các phương châm hội thoại
a Nắm vững 5 phương châm hội thoại sau
 - Phương châm về lượng: -> +Nói cho có nội dung, đáp ứng yêu cầu giao tiếp
 + Không thiếu, không thừa.
 - Phương châm về chất: ->+ Nói những điều tin là đúng,
 + Không nói những điều không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực 
 - Phương châm quan hệ: -> + Nói đúng vào đề tài giao tiếp,
 +Tránh nói lạc đề
 - Phương châm cách thức-> + Nói ngắn gọn,
 +Tránh nói mơ hồ.
 - Phương châm lịch sự: -> + Cần nói tế nhị, tôn trọng người khác
b.Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
 Phương châm hội thoại có liên quan đến tình huống giao tiếp. Do vậy cần chú ý đến đặc diểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?
c. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: Có 3 trường hợp:
 - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa.
 - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm h...ừ so sánh)
 Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều:
 + Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lượt bớt.
 + Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
 - Có hai kiểu so sánh: 
 + So sánh không ngang bằng: thường dùng các từ so sánh: chẳng bằng, chưa bằng,hơn, thua, kém
 + So sánh ngang bằng: thường dùng các từ so sánh: như, tựa như, giống như, là
 - Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
2) Ẩn dụ:
 - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
3) Nhân hóa:
 - Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
4) Hoán dụ: 
 - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
 5) Nói quá:
 - Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
 6) Nói giảm nói tránh: 
 Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
a/ Bác đã lên đường theo tổ tiên( chết)
b/ các anh Châu Chấu Ma mặt mũi thì rất xí nhưng chúa là hay lon ton đón đường co kéo các nàng Cào Cào xinh đẹp vào trò chuyện vẩn vơ trong vườn cỏ non. 
 7) Điệp ngữ:
 Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng đi dùng lại một từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách dùng như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được dùng lại gọi là điệp ngữ.
 Điệp ngữ có ba kiểu: Điệp ngữ cách quãng; Điệp ngữ nối tiếp;...e không kính trong chiến tranh.
Điệp ngữ “bom giật, bom rung” nhấn mạnh chiến tranh ác liệt là nguyên nhân khiến những chiếc xe trở nên tàn tạ.
Điệp ngữ “nhìn” khẳng định thái độ bình thản, tự tin, tư thế ung dung kiêu hãnh của người chiến sĩ đang làm chủ phương tiện, làm chủ hoàn cảnh.
5. Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ sau:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”( Bếp lửa- Bằng Việt) 
Gợi ý: 
+ Điệp ngữ “ Một bếp lửa” Khắc họa một hình ảnh quen thuộc, bình dị, ấp ủ tình nhà, tình đời, gây ấn tượng sâu đậm, gợi biết bao cảm xúc, suy ngẫm cho người đọc
+ Ẩn dụ “ nắng mưa”: Chỉ sự vất vả chịu đựng bao đổi thay, tác động của cuộc đời, chỉ sự từng trải gian nan của bà 
- Sử dụng từ ngữ:
+ Từ gợi hình “ chờn vờn”: Vừa gợi hình ảnh bếp lửa thực quen thuộc trong mỗi gia đình lại vừa gợi lên hình ảnh bếp lửa chờn vờn trong ký ức của nhà thơ. 
+ Từ gợi cảm “ấp iu”: Gợi sự nâng niu, ôm ấp, bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của bà- người nhóm lửa.
6. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ từ vựng trong khổ thơ sau:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Gợi ý: 
+ Tính từ chỉ mức độ tuyệt đối: tròn vành vạnh, im phăng phắc
 - Trăng tròn vành vạnh: một vẻ đẹp viên mãn, tròn còn tượng trưng cho quá khứ nguyên vẹn, đẹp đẽ, đầy đặn ân tình.Trăng càng tròn để con người thấy mình “khuyết”
+ Biện pháp nhân hóa: Trăng im phăng phắc: nghiêm khắc nhắc nhở 
* Trăng làm con người giật mình, tự vấn lương tâm , tự hoàn thiện mình. Trăng cũng chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà cũng rất nghiêm khắc.
B. PHẦN TẬP LÀM VĂN
 VĂN TỰ SỰ
1. Những điểm cần chú ý:
- Biết xây dựng câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, tình huống câu chuyện thể hiện nội dung ý nghĩa câu chuyện, tâm lý nhân vật...
- Xác định người kể chuyện qua ngôi kể ( thứ nhất hay thứ ba) để phù hợp với câu chuyện.
- Biết cách sử dụ

File đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9.doc