Giáo án Ngữ Văn 11 - Tiết 143: Một thời đại trong thi ca
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Thông qua bài học, giúp HS:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội
- Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả
2. Kĩ năng:
- Phân tích được những nét đặc sắc trong phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh
3. Thái độ:
- Nâng cao năng lực thẩm mĩ, giúp HS biết cảm thụ cái đẹp của ngôn ngữ văn chương
- Tiếp thu cách viết nghị luận văn chương của Hoài Thanh để sáng tạo trong bài viết cá nhân
- Đồng cảm với nỗi niềm của các nhà thơ mới
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 11 - Tiết 143: Một thời đại trong thi ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 11 - Tiết 143: Một thời đại trong thi ca
Ngày soạn: 09/ 04/ 2017 Tiết ppct: 143 MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA (trích) - Hoài Thanh- A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Thông qua bài học, giúp HS: - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội - Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả 2. Kĩ năng: - Phân tích được những nét đặc sắc trong phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh 3. Thái độ: - Nâng cao năng lực thẩm mĩ, giúp HS biết cảm thụ cái đẹp của ngôn ngữ văn chương - Tiếp thu cách viết nghị luận văn chương của Hoài Thanh để sáng tạo trong bài viết cá nhân - Đồng cảm với nỗi niềm của các nhà thơ mới 4. Năng lực hướng tới: -> Tư duy sáng tạo: có cách tiếp cận chủ động văn bản. -> Năng lực hớp tác: Gv và hs, hs và hs cùng hợp tác để lĩnh hội kiến thức của bài học. -.> Năng lực tự quản lí bản thân: Sau khi học có kĩ năng sử dụng tốt kiến thức bài học. B. Chuẩn b... bày. -Giáo viên kết hợp ghi bảng kiến thức trọng tâm và diễn giảng: Để làm nổi bật điều cốt lõi của tinh thần thơ mới, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh cái tôi trong thơ mới với cái ta trong thơ cũ, nhất quán quan điểm đánh giá trên tinh thần đại thể, đi từ xã hội đến văn chương, từ cũ đến mới. Câu văn giàu hình ảnh. Nét đặc trưng của thơ cũ là nghiêng về ý thức cộng đồng, đoàn thể, nghiêng về cái chung. HT đã dựa vào yếu tố xã hội đương thời và văn học truyền thống để làm rõ điều này. Về xã hội VN xưa: không có cá nhân, chỉ có đoàn thể, cộng đồng. Tác giả chỉ rõ nhỏ thì cộng đồng gia đình, lớn thì quốc gia. Tác giả dùng cách nói so sánh giàu hình ảnh rất hay để diễn đạt – Slide5 “..Cá nhân chìm đắm trong gia đình, quốc gia như giọt nước trong biển cả”..Trong văn chương truyền thống: cũng có những tài năng, cá tính nhưng đó vẫn không phải là cái tôi. Tác giả giải thích cái “tôi” trong thơ mới được tác giả khẳng định là mang quan niệm cá nhân. Vậy, biểu hiện cụ thể của nó như thế nào, sự xuất hiện của nó có ý nghĩa gì ta tiếp tục tìm hiểu qua sự trình bày của nhóm 2. - Cái tôi khi mới tiếp nhận được tác giả dùng từ “bỡ ngỡ”, tác giả so sánh “nó như lạc loài nơi đất kháchbao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịunó dần mất cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen”.. - Tác giả khái quát cái tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó mang dáng vẻ đáng thương, tội nghiệp vì nó máng bi kịch thời đại, mang thân phận mất nước. Đó là tâm trạng phổ biến của thanh niên đương thời vì thế nó mang ý nghĩa xã hội. Phong trào thơ mới đã đóng góp văn học dân tộc một trào lưu văn học lãng mạn đa phong cách Để làm rõ nội dung này HT viết – Slide6. “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh” “Bề rộng” có nghĩa là cái chung, đoàn thể, cộng đồng. “Bề sâu” là ý thức cá nhân. Vì tách khỏi cái ta, đi sâu vào cái tôi mang bi kịch thời đại nên càng đi sâu càng thấy lạnh. Slide7.. “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu t...uan niệm của Hoài Thanh về tinh thần thơ mới a.Con đường đi tìm tinh thần thơ mới. .b.Điều cốt lõi của thơ mới: quan niệm cá nhân. -Cái ta trong thơ cũ: ý thức về đoàn thể, cộng đồng. -Cái tôi trong thơ mới: quan niệm cá nhân c. Biểu hiện và ý nghĩa của cái tôi. - Sự xuất hiện và sự tiếp nhận cái tôi -Cái tôi “đángthương”, “tội nghiệp” -> mang bi kịch thời đại, ý nghĩa xã hội -> đóng góp về phong cách văn học. -Giải quyết bi kịch: ->gửi tình yêu vào tiếng Việt. ->giữ vững tinh thần dân tộc. ->Tình yêu đất nước của thơ ca lãng mạn: kín đáo nhưng sâu sắc. ->ý nghĩa xã hội của thơ mới. 2. Những thành công về nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, lập luận khoa học. - Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh, nhịp điệu. III. Tổng kết( Slide10) 1.Bài học giúp em hiểu thêm điều gì về tinh thần thơ mới và phong cách phê bình văn học của Hoài Thanh? 2. Qua bài học, em học tập ở Hoài Thanh điều gì về kĩ năng hành văn nghị luận văn học? IV. Luyện tập: ( Slide11) 1.Theo anh(chị), lòng yêu nước của các nhà thơ mới được biểu hiện như thế nào? 2.“Cái tôi” và “cái ta” trong thơ cũ và thơ mới có gì giống và khác nhau? V. Dặn dò: 1. Năm vững kiến thức bài học. 2. Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận. VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_11_tiet_143_mot_thoi_dai_trong_thi_ca.doc