Giáo án Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Hoạt động học: Làm quen một số con côn trùng - Năm 2018 - Ngô Thị Thu Dung
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích, tác hại của một số loại côn trùng. So sánh nhận xét được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của chúng.
- Phát triển kỹ năng nhận biết phân biệt các con côn trùng, diễn đạt mạch lạc rõ ràng, tư duy, phân tích. Phát triển cho trẻ tính nhanh nhẹn, khéo léo thông qua trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ côn trùng có lợi, phòng tránh các côn trùng có hại.
II. CHUẨN BỊ
- Một số côn trùng đồ chơi, tranh về một số côn trùng: Bướm, ong, ruồi, muỗi.
- Video về một số côn trùng: Bướm, ong, ruồi, muỗi.
- Lô tô các côn trùng: Bướm, ong, ruồi, muỗi và một số đồ dùng khác
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài: “ Chị ong nâu và em bé ” đi đến mô hình
- Cô đặt một số câu hỏi khuyến khích trẻ quan sát gọi tên, nêu đặc điểm một số con côn trùng.
- Cô nhận xét động viên trẻ
- Trẻ làm các chú ong bay về tổ
2. Hoạt động 2: Làm quen một số con côn trùng
- Cô chia trẻ thành 4 nhóm và tặng mỗi nhóm 1 hộp quà
- Yêu cầu trẻ mở hộp quà
- Nhiệm vụ của các con là thảo luận về các bức tranh mô phỏng về những con côn trùng. Trong thời gian 3p các nhóm cử đại diện lên nhận xét về bức tranh.
Nhóm 1: Quan sát thảo luận tranh con ong.
Nhóm 2: Quan sát thảo luận tranh con bướm.
Nhóm 3: Quan sát thảo luận tranh con ruồi.
Nhóm 4: Quan sát thảo luận tranh con muỗi.
- Khi các nhóm thảo luận xong cô mời đại diện nhóm lên nhận xét.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Hoạt động học: Làm quen một số con côn trùng - Năm 2018 - Ngô Thị Thu Dung
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN Lĩnh vực: PTNT ( Chủ đề động vật) Hoạt động học: Làm quen một số con côn trùng Đối tượng : Trẻ 5 – 6 tuổi Thời gian: 25 - 30p Người soạn: Ngô Thị Thu Dung Người dạy: Ngô Thị Thu Dung Ngày dạy: Tiết 2, chiều ngày 15 / 11 / 2018 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích, tác hại của một số loại côn trùng. So sánh nhận xét được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của chúng. - Phát triển kỹ năng nhận biết phân biệt các con côn trùng, diễn đạt mạch lạc rõ ràng, tư duy, phân tích. Phát triển cho trẻ tính nhanh nhẹn, khéo léo thông qua trò chơi. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ côn trùng có lợi, phòng tránh các côn trùng có hại. II. CHUẨN BỊ - Một số côn trùng đồ chơi, tranh về một số côn trùng: Bướm, ong, ruồi, muỗi. - Video về một số côn trùng: Bướm, ong, ruồi, muỗi. - Lô tô các côn trùng: Bướm, ong, ruồi, muỗi và một số đồ dùng khác III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG. 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài: “ C...ả lời xong cô cùng trẻ nhận xét. - Đây là con bướm, con bướm gồm có phần đầu, thân, cánh. Đặc biệt chúng có hai cánh to và rộng với nhiều đốm màu sắc khác nhau. Con bướm là con côn trùng có hại vì bướm đẻ ra trứng, trứng nở ra sâu và sâu đi phá hại mùa màng rau cỏ đấy. * Làm quen với con muỗi. - Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Con muỗi - Cho nhóm 3 tìm hiểu về con muỗi giới thiệu đặc điểm con muỗi nhóm mình. + Tên gọi ? + Đặc điểm của con muỗi ?( đầu, thân, chân, cánh) + Điều kiện sống của con muỗi? + Con muỗi là con vật có ích hay có hại? Vì sao? - Khi đại diện nhóm trả lời xong cô cùng trẻ nhận xét. - Muỗi là loại côn trùng có hại, có thân nhỏ và có cánh dài. Muỗi sống ở những nơi tối tăm, ẩm thấp, đẻ trứng ở những vũng nước đọng. Muỗi hút máu người để sống và truyền dịch bệnh cho con người, bởi vậy để muỗi không sinh sản và phát triển chúng ta phải vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Khi đi ngủ nhớ mắc màn khỏi bị muỗi đốt và truyền bệnh. * Làm quen với con ruồi. - Cô đọc câu đố: Chỉ to bằng hạt đỗ đen Thường hay đậu đến cơm canh của người Thức ăn phải đậy ai ơi Kẻo nó reo bệnh làm người ốm đau. - Cô vừa đọc câu đố nói về con gì? - Mời đại diện nhóm 4 thảo luận về con ruồi lên nhận xét( Trên màn hình tivi) + Đây là con gì? + Con ruồi có những đặc điểm gì? + Điều kiện sống của con ruồi? + Con ruồi là con vật có ích hay có hại? Vì sao? Cô mời ý kiến bổ xung của nhóm bạn Khi đại diện nhóm trả lời xong cô cùng trẻ nhận xét. Ruồi có đầu, thân, chân và cánh, trên đầu có hai mắt to, Cánh ruồi mỏng và trong, ruồi thường đậu vào những nơi có rác thải bẩn, sau đó đậu vào thức ăn của con người gây mất vệ sinh và bệnh truyền nhiễm vì thế chúng ta nhớ đậy thức ăn trước khi ăn và sau khi ăn. Như vậy sẽ tránh được bệnh truyền nhiễm. - Các con vừa được làm quen với mấy con côn trùng? Là những con nào * So sánh phân biệt. - Trời tối rồi – trời sáng rồi * Cho trẻ so sánh con ong và con muỗi ? - Cho trẻ quan sát con ong và con muỗi. - Giống nhau: Đều l...nh sáng, thoáng khí II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng, dụng cụ: Chổi quét nhà, gầu xúc rác, thùng đựng rác có nắp đậy, xô, 3 cây lau nhà( Chổi ướt, chổi ẩm, chổi khô), nước lau nhà - Quần áo của cô gọn gàng thuận tiện cho việc vệ sinh II. TIẾN HÀNH - Bước 1: Cô dùng chổi chít quét và hót hết cơm rơi, bụi bẩn trong phòng và đổ vào thùng đựng rác có nắp đậy - Bước 2: Dùng chổi ướt lau trước, lau từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, lau theo hướng giật lùi, lau theo hình chữ N - Bước 3: Dùng chổi ẩm lau từ chỗ sạch đến chỗ bẩn, lau theo hướng giật lùi, lau theo hình chữ N - Bước 4: Dùng chổi khô lau theo hướng giật lùi và lau theo hình chữ N, lau lần lượt không bỏ sót hàng ghạch nào, lau đến hết phòng
File đính kèm:
- giao_an_lop_la_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_hoat_dong_hoc_l.doc