Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 35, Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Sau bài học, học sinh đạt được:

1 Kiến thức

 - Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của Thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta.

- Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của Việt Nam.

- Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.

- Trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng.

2.Kỹ năng

Xác định được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, các loại tài nguyên du lịch và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta.

- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại và du lịch.

Liên hệ địa phương.

3.định hướng năng lực

- Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,…

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV.

  • Biểu đồ cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế.
  • Bản đồ du lịch Việt Nam.
  • Lược đồ thương mại.

-   Át lát địa lí Việt Nam.

-   Bảng số liệu, biểu đồ các loại về thương mại du lịch Việt Nam.

-  Tranh ảnh, băng hình về hoạt động thương mại và du lịch.

2. Chuẩn bị của HS.

- Át lát địa lí Việt Nam, vở ghi chép.

docx 7 trang Lệ Chi 21/12/2023 8460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 35, Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 35, Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Giáo án Địa lí Lớp 12 - Tiết 35, Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
 Tuần: 28 Ngày soạn: 10.04.2020
 Tiết PPCT: 34 Ngày dạy: 13.04.2020
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
Bài 31 	 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
Sau bài học, học sinh đạt được:
1 Kiến thức
 - Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của Thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta.
- Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của Việt Nam.
- Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.
- Trình bày được tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng.
2.Kỹ năng
- Xác định được trên bản đồ các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, các loại tài nguyên du lịch và các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng của nước ta.
- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại và du lịch.
- Liên hệ địa phương.
3.định hướng năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng h...ố liệu và hình ảnh.
- Máy chiếu.
d. Tiến trình hoạt động 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Tìm hiểu tình hình phát triển.
- GV chiếu hình ảnh, đưa câu hỏi:
CH: Quan sát hình ảnh rút ra nhận xét tình hình phát triển nội thương nước ta từ trước đến nay?
CH: Quan sát biểu đồ. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta ? Giải thích nguyên nhân.
Bước 2: Tìm hiểu tình hình phân bố.
CH: Quan sát bản đồ thương mại Việt Nam nhận xét sự phân bố ngành nội thương? Giải thích.
Liên hệ địa phương
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngành ngoại thương (15p)
- Hình thức: Cá nhân/ cả lớp, nhóm.
Phương pháp: trực quan, phát vấn, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
- Bước 1: Tìm hiểu tình hình phát triển chung.
GV chiếu hình ảnh, kết hợp Atlat đưa ra câu hỏi:
CH: em có nhận xét gì về tình hình ngoại thương của nước ta?
CH: Dựa vào biểu đồ hình 31.2 nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu ở nước ta trong giai đoạn 1990-2005.
CH: Nhận xét và giải thích tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005? 
Bước 2: Tìm hiểu về hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể:
Bước 1: GV chia lớp làm hai nhóm.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu hoạt động nhập khẩu.
+ Hướng dẫn hoạt động nhóm: Quan sát hình 31.3 SGK kết hợp Atlat trang thương mại. Yêu cầu: 
Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu.
Sản phẩm 
Thị trường
Bước 2: Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
Bước 3: Cho thành viên khác trong nhóm đứng dậy nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
Xuất khẩu: 
Giá trị: tăng 13,5 lần ( từ 2,4 tỉ USD lên 32,4 tỉ USD)
Sản phẩm: Đến năm 2006 đã có 21 mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch trên 100 triệu USD/ một mặt hàng, trong số này có 9 mặt hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỉ USD/ 1 mặt hàng. 
Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú: Công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ CN, hàng nông lâm, thủy sản
Thị trường: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung ...g hóa.
Cơ chế có nhiều đổi mới.
Về cơ cấu xuất nhập khẩu:
+ Trước Đổi mới: Nhập siêu.
+ Năm 1992, lần đầu tiên xuất siêu.
+ Từ sau 1992 đến nay tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước đổi mới.
Về giá trị:
+ Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu tăng nên tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng nhanh.
Xuất khẩu
- Giá trị tăng liên tục.
- Mặt hàng Xuất khẩu: Công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ CN, hàng nông lâm, thủy sản.
- Thị trường mở rộng: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Hạn chế: tỉ trọng hàng gia công còn cao, chất lượng một số sản phẩm chưa cạnh tranh được thị trường khó tính,..
Nhập khẩu:
Giá trị: Tăng liên tục.
Hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, tư liệu sản xuất, một phần hàng tiêu dùng.
Thị trường: Châu Âu, khu vực châu Á- TBD.
Du lịch.
Tài nguyên du lịch.
Khái niệm:
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
Phân loại tài nguyên du lịch.
Hai loại: Tự nhiên và nhân văn.
+ Tự nhiên: Địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. 
+ Nhân văn: Di tích, lễ hội, tài nguyên khác ẩm thực, làng nghề,
Tình hình phát triển.
- Ngành du lịch ra đời sớm (1960). Tuy nhiên phát triển mạnh từ 1990 đến nay.
- Số lượt khách du lịch và doanh thu ngày càng tăng nhanh. (Dẫn chứng).
Phân vùng du lịch:
Chia làm ba vùng: Du lịch Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
3. Luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học cho học sinh.
- Liên kết kiến thức đến tiết học sau.
b. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Học sinh làm việc cá nhân.
c. Phương tiện.
Phiếu bài tập, máy chiếu.
d. Tiến trình 
* Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Sử dụng kiến thức bài học, học sinh hoàn thành các câu hỏi.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Thời gian 2 – 3 phút. 
Dạng 1: GV tổ ch

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_12_tiet_35_bai_31_van_de_phat_trien_thuon.docx
  • mp4Du lịch Việt và những con số ấn tượng năm 2018.mp4
  • mp4Việt Nam vượt ngưỡng 500 tỉ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.mp4