Giáo án Địa lí Lớp 11 - Tiết 43, Bài 11: Khu vực Đông Nam Á. Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư, Xã hội - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
- Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh đạt được
- Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích đặc điểm dân cư xã hội và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí các nước thành viên, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản của các nước trong ASEAN.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu đặc điểm dân cư của ASEAN.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,…
- Thái độ
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Chuẩn bị của GV và HS
- Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á, bản đồ hành chính thế giới.
- Phiếu học tập.
- Biểu đồ cơ cấu dân sô, tỉ suất gia tăng tự nhiên; Tranh ảnh tự nhiên, dân cư của ĐNA.
- Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi chép.
- Tiến trình bài mới
- Ổn định lớp (1p)
- Bài mới (5p)
Khám phá:
- Xu hướng tất yếu của thời đại khu vực hóa và toàn cầu hóa. Những quốc gia có vị trí địa lí gần kề, có nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đã cùng liên kết, xây dựng thành các tổ chức khu vực cùng nhau định hướng, hỗ trợ phát triển vì những mục tiêu và lợi ích chung.
- Trong chương trình địa lí 11- học kì 1, chúng ta đã được tìm hiểu về liên minh Châu Âu và tiếp tục trong chương trình học kì 2 này cô trò ta sẽ tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á- Một khu vực gần gũi và Việt Nam cũng là thành viên của tổ chức này. Đặc biệt hơn hết, hiện nay khu vực đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ- trở thành một khu vực tiềm năng và phát triển năng động.
- Trước khi vào tiết 1 của bài học, cô gửi đến lớp một vài hình ảnh đẹp của khu vực này qua đoạn clip sau.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 11 - Tiết 43, Bài 11: Khu vực Đông Nam Á. Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư, Xã hội - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 11 - Tiết 43, Bài 11: Khu vực Đông Nam Á. Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư, Xã hội - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
Tuần: 27 Ngày soạn: 10/04/2020 Tiết PPCT: 43 Ngày dạy: 14/04/2020 Bài 11- KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1- TỰ NHIÊN- DÂN CƯ- XÃ HỘI Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh đạt được Kiến thức Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. Phân tích đặc điểm dân cư xã hội và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế. Kĩ năng Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí các nước thành viên, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản của các nước trong ASEAN. Nhận xét các số liệu, tư liệu đặc điểm dân cư của ASEAN. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, Thái độ Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. Chuẩn bị của GV và HS Chuẩn bị của GV Bản đồ t...i dài trên nhiều kinh vỉ độ thì. CH: Khu vực có vị trí cầu nối, tiếp giáp với các đại dương và châu lục khác, thì sẽ được đánh giá có vị trí như thế nào? CH: Khu vực có nhiều nước giáp biển thì CH: Khu vực có nhiều quốc gia, lại là nơi giao thoa chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn thì * Khó khăn: CH: Khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và xích đạo sẽ thường xuyên có thiên tai nàyBão thường hình thành khu vực nhiệt đới vì khu vực này có lượng nhiệt- ẩm lí tưởng, cứ nước biển>260C, các dòng thăng liên tục đã tạo điều kiện cho không khí nhiễu loạn sinh ra bão. CH: Còn thiên tai gì khác không?động đất, núi lửa, sóng thần..do nằm gần vành đai lửa TBD. CH: Có vị trí chiến lược quan trọng: Giao thương quốc tế thuận lợi, điều kiện hấp dẫn trên sẽ là mục tiêu của ai?...Và từ đó cũng sẽ bị ảnh hưởng canh tranh nhất định. B6- HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Như sự phân chia lãnh thổ thành 2 bộ phận là ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo và điều kiện tự nhiên của hai vùng cũng có sự khác biệt nhất định. Để tìm hiểu nội dung này chúng ta sẽ cùng thảo luận nhóm. Bước 2: Điều kiện tự nhiên (15p) Hướng dẫn thảo luận: -GV chia lớp thành 4 nhóm lớn. -GV phát 4 phiếu học tập/ 1 nhóm. -Thời gian thảo luận là 5 phút. -Thảo luận nhóm xong, GV sẽ đọc đáp án, các nhóm dò lại kết quả thảo luận. -Nếu lỗi sai ít hơn 5- Mỗi thành viên được cộng 1,0 đ vào bài sản phẩm học sinh. -Nếu lỗi sai ít hơn 5- Mỗi thành viên được cộng 0,5 đ vào bài sản phẩm học sinh. GV kết luận- (phụ lục) Quốc gia: + ĐNA lục địa, còn được biết đến với tên gọi khác chỉ rõ ranh giới khu vực- Bán đảo Trung Ấn. Bàn đảo là một phần gắn với khối lục địa phần còn lại giáp biển. Và bán đảo này nằm ở giữa hai quốc gia là Ấn Độ và Trung Quốc. +Ở một số tài liệu, Malaixia là quốc gia nằm ở hai khu vực nhưng thường được xếp vào ĐNA biển đảo. + ĐNA biển đảo (Quần đảo Mã Lai) còn biết đến dưới tên gọi Đông Ấn. nhóm đảo này chứa khoảng 20.000 đảo lớn nhỏ.Chính vì vậy mà các quốc gia thuộc khu ...và bổ sung Theo nghiên cứu của Maplecroft trên 229 nước và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 5-2010), trong 15 nước bị xếp hạng rủi ro thiên tai “cực cao”,khu vực Đông Nam Á có 3 nước là Indonesia, Philippines và Myanmar.Một số ghi nhận như: + Trận động đất kinh hoàng nhất xảy ra ở các quần đảo Sumatra - Andaman năm 2004 với cường độ lên đến 9,1-9,3 richter kéo theo hiện tượng sóng thần, khiến 255.000 người chết. + Bão Haiyan, được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Yolanda, hay cơn bão số 14 ở Việt Nam, là một trong số những xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận với sức gió cấp 16, cơn bão đã tàn phá một phần Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, trong khoảng thời gian đầu tháng 11 năm 2013.Haiyan là cơn bão chết chóc nhất tại Phillipines trong lịch sử hiện đại,với ít nhất 6.300 người đã chết. Khi vào khu vực biển đông –Việt Nam mạnh cấp 17 và di chuyển rất nhanh làm13 người chết, 81 người bị thương. + Ngày 24-3-2011, Myanmar hứng chịu 1 trận động đất lớn khiến trên 150 người chết, 30 người mất tích và hơn 200 người bị thương. Trận động đất này ảnh hưởng đến cả Thái Lan và Việt Nam. CH: Quan sát hình ảnh hãy nhận xét về trình độ khai thác tài nguyên khoáng sản ?Liên hệ Việt Nam. -GV bổ sung và kết luận: Trình độ khai thác tài nguyên ở khu vực Đông Nam Á nói chung và ở mỗi nước nói riêng vẫn còn thấp, mang tính thô sơ và thủ công. Vì vậy, làm hao tốn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. =>Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đồng thời hạn chế những thiên tai và bảo vệ môi trường, khu vực ĐNÁ cần sử dụng tự nhiên hợp lí theo hướng phát triển bền vững. Chuyển ý: ĐNA không chỉ có tự nhiên độc đáo mà còn có các đặc điểm dân cư và xã hội hết sức tiêu biểu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư và xã hội của ĐNA (8p) -Hình thức: Cá nhân/cả lớp. -Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, phát vấn,... Bước 1: Tìm hiểu về dân cư CH: Dựa vào kiến thức SGK, biểu đồ tỉ suấ
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_11_tiet_43_bai_11_khu_vuc_dong_nam_a_tiet.docx
- Bài 11 Giới thiệu ĐNA_Môn Địa_Lớp 11_Từ 14 đến 18-4-2020.mp4