Đề tài Một số biện pháp nâng cao kiến thức về từ loại Tiếng Việt cho giáo viên trong tổ chuyên môn

Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy người giáo viên Tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, kĩ năng và phát triển toàn diện. Ở các trường tiểu học, giáo viên được sinh hoạt theo các tổ chuyên môn, mỗi tổ chuyên môn hoạt động theo đặc thù riêng theo từng khối lớp. Hiện nay, nhiều trường, số thành viên trong mỗi tổ không đồng đều: có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành viên do phụ thuộc vào số lượng học sinh, số lớp của trường đó. Trường tôi có hai tổ chuyên môn, tổ 1+2+3 và tổ 4+5. Các thành viên trong tổ thường không cố định mà thay đổi hằng năm do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng không đồng đều. Một số giáo viên vẫn còn bỡ ngỡ với chương trình, phương pháp. Một số giáo viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó. Mức độ nhận thức về nội dung giảng dạy của các giáo viên không giống nhau. Cùng là một nội dung, một mảng kiến thức nhưng không phải giáo viên nào cũng hiểu như nhau. Nhất là những nội dung kiến thức trong chương trình Toán và Tiếng Việt lớp 4 và 5. Có giáo viên hiểu rất rõ và sâu, nhận dạng và phân biệt chúng rất tường minh nhưng cũng có người thì hiểu không chắc chắn, nhất là với những người không được dạy thường xuyên lớp 4 và 5. Trong đó, có giáo viên chưa hiểu rõ kiến thức về từ loại Tiếng Việt và cách phân biệt chúng.
doc 17 trang Bảo Giang 30/03/2023 8300
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao kiến thức về từ loại Tiếng Việt cho giáo viên trong tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Một số biện pháp nâng cao kiến thức về từ loại Tiếng Việt cho giáo viên trong tổ chuyên môn

Đề tài Một số biện pháp nâng cao kiến thức về từ loại Tiếng Việt cho giáo viên trong tổ chuyên môn
PHÒNG GD & ĐT LƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ SƠN B
NGUYỄN THỊ CÚC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC
 VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT CHO GIÁO VIÊN TRONG 
TỔ CHUYÊN MÔN 
LƯƠNG SƠN - 2017
MỤC LỤC
 Trang
Chương I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương II – NỘI DUNG
I – Cơ sở lý luận 3
II – Thực trạng 3
III – Một số biện pháp đã tiến hành 4
IV – Hiệu quả 11
Chương III – KẾT LUẬN 13
Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
	Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy người giáo viên Tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, kĩ năng và phát triển toàn diện. Ở các trường tiểu học, giáo viên được sinh hoạt theo các tổ chuyên môn, mỗi tổ chuyên môn hoạt động theo đặc thù riêng theo từng khối lớp. Hiện nay, nhiều trường, số thành viên trong mỗi tổ không đồng đều: có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành viên do phụ thuộc vào số lượng học sinh, số lớp của trường đó. Trường tôi có hai tổ chuyên môn, tổ 1+2+3 và tổ 4+5. Các thành viên trong tổ thường không... giáo viên trong tổ chuyên môn. Từng bước xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp nâng cao kiến thức về từ loại Tiếng Việt cho giáo viên trong tổ chuyên môn”. 
Chương II
NỘI DUNG
	I. Cơ sở lý luận: 
 	Trong Điều lệ trường Tiểu học, điều 18 Tổ chuyên môn, khoản 2, mục b ghi cụ thể: “Tổ chuyên môn có nhiệm vụ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường”. Như vậy, nhiệm vụ tổ chuyên môn rất quan trọng . Trong Điều lệ trường Tiểu học, điều 34 Nhiệm vụ của giáo viên, khoản 1có ghi: “Thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường; chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục”. Vì vậy, mục tiêu chính của mỗi giáo viên trong tổ chuyên môn là nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo được học sinh đạt chuẩn kiến thức – kĩ năng, phát triển được học sinh có năng khiếu. Để đạt được mục tiêu này, bất kể trong một phạm vi kiến thức nào để dạy cho học sinh thì trước tiên người giáo viên phải hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu nội dung đó. Khi dạy các kiến thức về từ loại trong Tiếng Việt ở các lớp 4 - 5 cũng như vậy, người giáo viên phải nắm chắc khái niệm, phân biệt thành thạo được từng loại từ ở trong từng văn cảnh thì khi dạy cho học sinh mới dễ dàng. 
 	II. Thực trạng:
 	Các thành viên trong tổ chuyên môn 4 – 5 trường Tiểu học Hòa Sơn B luôn có tinh thần đoàn kết, có ý thức học hỏi lẫn nhau để cùng nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên mức độ nhận thức và hiểu nội dung kiến thức ở từng đơn vị kiến thức của mỗi giáo viên là không giống nhau. Đầu năm 2015 – 2016, qua khảo sát thực tế về mức độ nhận thức và phân biệt từ loại trong Tiếng Việt ở lớp 4 – 5...
	3. Tự nghiên cứu và tìm hiểu kĩ các kiến thức về từ loại:
	Công tác tự nghiên cứu, tự tìm hiểu kiến thức là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, đào sâu suy nghĩ để có kiến thức chắc và sâu. Sau khi đã xây dựng chuyên đề theo kế hoạch, các thành viên trong tổ tự giác tìm tài liệu tham khảo, tìm hiểu kiến thức về khái niệm các từ loại và cách phân biệt các loại từ một cách nghiêm túc và có hiệu quả. 
	4. Trao đổi, thảo luận và thống nhất nội dung:
 	Khi đến đúng thời gian đã thống nhất, các thành viên trong tổ lần lượt nêu kết quả nghiên cứu của mình. Để tạo tâm thế thoải mái cho mọi người, tôi không áp đặt phải trình bày bài bản mà biết đến đâu, biết như thế nào thì nói như thế nhưng trọng tâm là khái niệm và cách phân biệt các loại từ loại, có ví dụ kèm theo. Chính vì thế nên không khí của cuộc trao đổi rất sôi nổi, nhất là những đồng chí đã có kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp 4+5. 
	Chúng tôi đã thống nhất một số nội dung kiến thức về từ loại trong Tiếng Việt của lớp 4+5 như sau:
	- Khái niệm chung về từ loại: Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.
	- Các loại từ loại trong chương trình lớp 4+5 gồm 5 loại: danh từ, động từ, tính từ (chương trình lớp 4) ; đại từ, quan hệ từ (chương trình lớp 5).
	- Các khái niệm cụ thể và đặc điểm về từng loại từ loại: Danh từ, Động từ, Tính từ, Đại từ và Quan hệ từ.
	- Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ (trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ thì có một từ giữ vị trí trung tâm, những từ khác đi kèm là các phần phụ bổ sung ý nghĩa cho từ trung tâm). 
	- Phân biệt cụm danh từ với từ ghép: Trong tiếng Việt, nhiều khi cụm danh từ có hình thức giống với từ ghép có nghĩa phân loại. Để xác định được đâu là từ ghép, đâu là cụm danh từ, cần phải đặt chúng vào trong câu, từ đó xác định nghĩa của chúng.
VD: Trong vườn có nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, ... 
(“hoa hồng” là từ ghép).
Trong vườn hoa thật nhiều màu: hoa hồng, hoa đỏ, hoa trắng, ... 
(“hoa hồng” là cụm d

File đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_bien_phap_nang_cao_kien_thuc_ve_tu_loai_tieng.doc