Đề ôn tập môn Vật lý Lớp 7
A. LÝ THUYẾT
1. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng:
- Mắt ta nhận biết( nhìn thấy) được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Mắt ta nhận biết( nhìn thấy) một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
-VD: mắt ta nhìn thấy bông hoa có màu đỏ vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa truyền vào mắt ta,…
- Nguồn sáng: là vật tự nó phát ra ánh sáng.VD: nến, ngọn lửa, mặt trời,…
- Vật sáng: gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng.VD: vỏ chai dưới trời nắng, nến, ngọn lửa,…
2. Sự truyền ánh sáng:
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng tia sáng. Tia sáng là đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
- Có 3 loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song: là chùm sáng có các tia sáng đi song song với nhau.
+ Chùm sáng hội tụ: là chùm sáng có các tia sáng hội tụ ( cắt nhau) tại một điểm.
+ Chùm sáng phân kỳ: là chùm sáng có các tia sáng loe rộng ra.
3. Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chúa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới( i = i’).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập môn Vật lý Lớp 7
ÔN TẬP VẬT LÝ 7 A. LÝ THUYẾT 1. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng: - Mắt ta nhận biết( nhìn thấy) được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Mắt ta nhận biết( nhìn thấy) một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. -VD: mắt ta nhìn thấy bông hoa có màu đỏ vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa truyền vào mắt ta, - Nguồn sáng: là vật tự nó phát ra ánh sáng.VD: nến, ngọn lửa, mặt trời, - Vật sáng: gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng.VD: vỏ chai dưới trời nắng, nến, ngọn lửa, 2. Sự truyền ánh sáng: - Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng tia sáng. Tia sáng là đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. - Có 3 loại chùm sáng: + Chùm sáng song song: là chùm sáng có các tia sáng đi song song với nhau. + Chùm sáng hội tụ: là chùm sáng có các tia sáng hội tụ ( cắt nhau) tại một điểm. + Chùm sáng phân kỳ: là chùm sáng có các tia s... tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm. - Những âm có tần số lớn hơn 20 000Hz gọi là siêu âm. 9. Độ to của âm: - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng. - Dao động mạnh, Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. - Dao động yếu, Biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra nhỏ - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben(dB). 10. Môi trường truyền âm: - Âm truyền được qua những môi trường rắn, lỏng, khí. Không thể truyền được qua môi trường chân không. - Vận tốc truyền âm trong chất rắn > trong chất lỏng > trong chất khí. 11. Phản xạ âm – tiếng vang: - Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/ 15 giây. - Vật phản xạ âm tốt( hấp thụ âm kém): là những vật cứng có bề mặt nhẵn. VD: mặt gương, mặt đá hoa, tường gạch, - Vật phản xạ âm kém( hấp thụ âm tốt): là những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề. VD: miếng xốp, áo len, ghế dệm mút, 12. Chống ô nhiễm tiếng ồn: - Tiếng ồn bị ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. - Chống ô nhiễm tiếng ồn: + Tác động vào nguồn âm. VD: cấm bóp còi, + Phân tán âm trên đường truyền.VD: trồng nhiều cây xanh, xây tường gạch, + Ngăn không cho âm truyền đền tai. VD: treo rèm nhung, phủ dạ, làm trần nhà bằng vật liệu cách âm, B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM * Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Âm thanh được tạo ra nhờ: A. Nhiệt. B. Điện. C. Ánh sáng. D. Dao động. Câu 2: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào? A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ. B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ. C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ. D. Cả 3 trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang. Câu 3: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt? A. Miếng xốp. B. Tấm gỗ. C. Mặt gương. D. Đệm cao su. Câu 4: Khi ta đang nghe đài thì: A. Màng loa của đài bị nén. B. Màng loa của đài bị bẹp. C. Màng loa của đài bị dao động. D. màng loa của đài bị căng ra. Câu 5: Đơn vị ...hững vật có bề mặt: A. Phẳng và sáng. B. Nhẵn và cứng. C. Gồ ghề và mềm. D. Mấp mô và cứng. Câu 19.Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm A. Dây đàn dao động. B. Mặt trống dao động. C. Chiếc sáo đang để trên bàn. D. Âm thoa dao động. Câu 20. Âm không thể truyền qua môi trường nào? A. Môi trường chất rắn. B. Môi trường chất lỏng. C. Môi trường chất khí. D. Môi trường chân không.
File đính kèm:
- de_on_tap_mon_vat_ly_lop_7.doc