Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 8

B. BÀI TẬP ÁP DỤNG:

Câu 1). Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau đây:

          - Trong quả chanhnước, axit xitric và một số chất khác.

          - Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo.

          - Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.

          - Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.

          - Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng vonfam.

Câu 2). Căn cứ vào tính chất nào mà:

a) Đồng,, nhôm được dùng làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây điện?

b) Bạc được dùng để tráng gương? 

c) Cồn được dùng để đốt?

Câu 3). Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi ts0 = 78,30C và tan nhiều trong nước.

Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước?

Câu 4). Trình bày cách tách riêng muối ăn từ hỗn hợp muối và cát.

Câu 5). Cho biết thành phần hạt nhân của năm nguyên tử như sau:

          (1) (6p + 6n)                   (2) (20p + 20n)               (3) (6p + 7n)

          (4) (20p + 22n)      (5) (20p + 23n)

a) Cho biết năm nguyên tử này thuộc bao nhiêu nguyên tố hóa học ?

b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của mỗi nguyên tố.

c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử mỗi nguyên tố.

Câu 6: Cho công thức hóa học của các chất sau: brom: Br2, AlCl3, MgO, Zn, KNO3, NaOH

Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ?

Câu 7: Cho công thức hóa học của các chất sau:

  1. kali oxit : K2O
  2. Magie cacbonat : MgCO3.
  3. Axit sunfuric: H2SO4.

Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.

Câu 8: Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các chất sau:

Cacbon dioxit, biết trong phân tử có 1C và 2O

docx 16 trang Bảo Giang 29/03/2023 11420
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 8

Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 8
HÓA HỌC 8
CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ.
A. KIẾN THỨC:
I. CHẤT.
Chất là một dạng của vật chất. Chất tạo nên vật thể.
Vật thể do nhiều chất tạo nên.
Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định.
Chất nguyên chất: 	+ là chất không lẫn chất khác.
+ Chất có tính chất nhất định
Hỗn hợp: 	+ Gồm nhiều chất trộn lẫn nhau.
+ Có tính chất thay đổi.
Dựa vào sự khác nhau về tính chất để tách một chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lí thông thường: lọc, đun, chiết, nam châm
II. NGUYÊN TỬ.
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron.
Trong nguyên tử số proton (p,+) bằng số electron (e,-).
Số p = số e
Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
III. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Kí hiệu hóa học biểu diễn ngu... lỏng, có nhiệt độ sôi ts0 = 78,30C và tan nhiều trong nước.
Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước?
Câu 4). Trình bày cách tách riêng muối ăn từ hỗn hợp muối và cát.
Câu 5). Cho biết thành phần hạt nhân của năm nguyên tử như sau:
	(1) (6p + 6n) 	(2) (20p + 20n)	(3) (6p + 7n)
	(4) (20p + 22n)	(5) (20p + 23n)
a) Cho biết năm nguyên tử này thuộc bao nhiêu nguyên tố hóa học ?
b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của mỗi nguyên tố.
c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử mỗi nguyên tố.
Câu 6: Cho công thức hóa học của các chất sau: brom: Br2, AlCl3, MgO, Zn, KNO3, NaOH
Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ?
Câu 7: Cho công thức hóa học của các chất sau:
kali oxit : K2O
Magie cacbonat : MgCO3.
Axit sunfuric: H2SO4.
Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
Câu 8: Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các chất sau:
Cacbon dioxit, biết trong phân tử có 1C và 2O.
Bạc nitrat, biết trong phân tử có 1Ag, 1N, 3O.
Sắt (III) clorua, biết trong phân tử có 1Fe, 3Cl.
Câu 9: Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức hóa học của các hợp chất sau, cho biết S hóa trị II.	
K2S; MgS; Cr2S3; CS2.
Câu 10: Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức hóa học của các hợp chất sau, cho biết nhóm (NO3) hóa trị I và nhóm (CO3) hóa trị II.
	Ba(NO3)2; Fe(NO3)3 ; CuCO3, Li2CO3.
Câu 11: Lập công thức hóa học của những hợp chất hai nguyên tố như sau:
	P(III) và H;	 P(V) và O; 	Fe(III) và Br(I) ; 	Ca và N(III).
Câu 12: Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
	Ba và nhóm (OH);	Al và nhóm (NO3);	Zn và nhóm (CO3);	Na và nhóm (PO4).
Câu 13: Thực nghiệm cho biết nguyên tố natri chiếm 59% về khối lượng trong hợp chất với lưu huỳnh. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
Câu 14: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố là oxi và nitơ. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ về khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng: mN/mO = 7/12.
	Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A... D 
Công thức khối lượng: mA + mB = mC + mD.
Nội dung: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm.
5) Phương trình hóa học:
a) Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
Ví dụ: 2Ca + O2 → 2CaO
	C + O2 → CO2.
b) Ba bước lập phương trình hóa học 
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố hai vế của phương trình.
Bước 3: Viết phương trình hóa học.
c) Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
B) BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Câu 1: Cho kim loại kẽm phản ứng với dung dịch axit clohidric HCl tạo ra kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro. 
Viết công thức về khối lượng của phản ứng.
Cho biết khối lượng của Zn và HCl đã phản ứng là 6,5g và 7,3 gam, khối lượng của ZnCl2 là 13,6 g. Hãy tính khối lượng của khí hidro bay lên.
Câu 2: Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột Fe và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua màu xám. Biết rằng để phản ứng xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tnhs khối lượng của lưu huỳnh lấy dư.
Câu 3: Biết rằng canxi oxit CaO hóa hợp với nước tạo ra canxi hidroxit Ca(OH)2, chất này tan được trong nước, cứ 56g CaO hóa hợp vừa đủ với 18g H2O. Bỏ 2,8 g CaO vào cốc chứa 400 ml nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2.
Tính khối lượng của canxi hidroxit.
Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2.
Câu 4: Đun nóng 15,8 g kali pemanganat KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8g. 
Tính hiệu suất của phản ứng.
Câu 5: Có thể điều chế khí oxi bằng cách đun nóng kali clorat KClO3. Khi đun nóng 24,5g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm là 13,45g.
Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất phản ứng phân hủy là 80%.
Câu 6: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng sau:
Cr + O2 → Cr2O3.	
Fe + Br2 → FeBr3.
KClO3 → KCl + O

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_8.docx