Đề kiểm tra Học kì II Ngữ Văn 11 - Năm học 2020- 2021 (Có đáp án)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Vì sao kết quả là 7,5 quả đất khiến nhân vật tôi thấy thật xấu hổ?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, em hiểu như thế nào là dấu chân sinh thái?
Câu 4. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày ý nghĩa của lời khuyên “thức tỉnh và thân ái hơn với Trái đất, với Mẹ Thiên nhiên và với nhau”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận bài thơ Chiều tối (Mộ- trích Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh), từ đó nhận xét chất thép được thể hiện trong bài thơ.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì II Ngữ Văn 11 - Năm học 2020- 2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì II Ngữ Văn 11 - Năm học 2020- 2021 (Có đáp án)
SỞ GD-ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ văn 11 (Thời gian: 90 phút) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Tại ngôi trường trung học dân gian ở Helsingor, Đan Mạch, chúng tôi, những người trẻ đến từ hơn 30 quốc gia thảo luận về tương lai Trái đất. Cô bé người Đức 18 tuổi cao dong dỏng, mái tóc đen nhánh và nụ cười hiền, hướng dẫn chúng tôi tự đo lường "dấu chân sinh thái" của mình trên trang Footprint calculator. Bài trắc nghiệm gồm các câu hỏi cụ thể xoay quanh cách sống, nơi sinh sống và cách thức làm việc, di chuyển của mỗi người. Từ đó kết quả trả ra rất thú vị rằng: nếu ai cũng sống như bạn thì chúng ta cần phải có bao nhiêu hành tinh như Trái đất mới đủ. Kết quả lý tưởng dĩ nhiên phải nhỏ hơn hoặc bằng một. Nếu cao hơn đồng nghĩa chúng ta đang đẩy Trái đất vào diệt vong. Kết quả tôi làm ra là 7,5. Thật xấu hổ. Cô bé người Đức kia, ngồi kế tôi, trợn mắt nhìn vào 7,5 quả đất trên màn hình điện thoại, thảng thốt không...ạn văn khoảng 10 dòng trình bày ý nghĩa của lời khuyên “thức tỉnh và thân ái hơn với Trái đất, với Mẹ Thiên nhiên và với nhau”. Đoạn văn cần đảm bảo các ý: - Thức tỉnh và thân ái hơn với Trái đất, mẹ Thiên nhiên vì trái đất, thiên nhiên là môi trường sống, nguồn sống của con người. - Thức tỉnh và thân ái với nhau để cùng nhau tồn tại, phát triển, con người không thể phát triển ngoài mối quan hệ giữa người với người. 1.0 LÀM VĂN 7.0 Cảm nhận bài thơ Chiều tối (Mộ- trích Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh), từ đó nhận xét chất thép được thể hiện trong bài thơ. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. 0.5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận bài thơ Chiều tối 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để đảm bảo các yêu cầu. * Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật ký trong tù và bài thơ Chiều tối * Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và sự sống con người được thể hiện trong bài thơ - Hai câu thơ đầu: Hình ảnh thiên nhiên được cảm nhận qua hệ thống hình ảnh đậm màu sắc cổ điển: hình ảnh cánh chim về tổ, chòm mây vừa mang ý nghĩa không gian lại chứa cả ý niệm thời gian, gợi nhiều hơn tả. Bức tranh thiên nhiên đẹp, tĩnh lặng nhưng đượm buồn, thể hiện sự nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, phong thái ung dung, tự tại của người tù trên đường chuyển lao nhưng cũng ẩn chứa tâm sự sâu kín của một của người chiến sĩ cách mạng nơi đất khách quê người. - Hai câu thơ sau: Cuộc sống con người bình dị nơi xóm núi ven đường được miêu tả qua hình ảnh lao động khỏe khắn của cô gái xay ngô tối bừng sáng trong ánh sáng và hơi ấm của bếp lửa. Hai câu thơ mang vẻ đẹp của tinh thần hiện đại, niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng đồng thời thể hiện vẻ đẹp trữ tình tr
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_11_nam_hoc_2020_2021_co_dap_an.docx