Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Sinh học Lớp 8

Câu 1: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ? Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?

- Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cănj bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra, một số chất thừa đưa vào cơ thể quá liều lượng để duy trì tính ổn định của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.

- Cơ quan bài tiết gồm: phổi, da, thận (thận là cơ quan bài tiết chủ yếu). Còn sản phẩm của bài tiết là CO2; mồ hôi; nước tiểu.

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận (thực chất là hai cái túi gồm 2 lớp bào quanh cầu thận) và ống thận.

Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?

- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

+ Qua trình lọc máu ở cầu thận: máu tới cầu thận với áp lực lớn tạo lực đẩy nước và các chất hoà tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30-40 angtron) trên vách mao mạch vào nang cầu thận (các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc). Kết quả tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, các ion cần cho cơ thể...).

+ Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận): Hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức.

- Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu.

Câu 3 : Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của da ?

- Da cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

+ Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.

+ Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ.

Chức năng của da:

- Bảo vệ cơ thể: chống các yếu tố gây hại của môi trường như: sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước thoát nước. Đó là do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiét ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.

- Điều hoà thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mao mạch dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da chống mất nhiệt.

- Nhận biết kích thích của môi trường: nhờ các cơ quan thụ cảm.

- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.

- Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con người.

doc 3 trang Bảo Giang 29/03/2023 7640
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Sinh học Lớp 8

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Sinh học Lớp 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 - HỌC KỲ 2
Câu 1: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ? Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
- Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cănj bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra, một số chất thừa đưa vào cơ thể quá liều lượng để duy trì tính ổn định của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.
- Cơ quan bài tiết gồm: phổi, da, thận (thận là cơ quan bài tiết chủ yếu). Còn sản phẩm của bài tiết là CO2; mồ hôi; nước tiểu.
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận (thực chất là hai cái túi gồm 2 lớp bào quanh cầu thận) và ống thận.
Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ? Thực chất của quá trình tạo thành nước t...hệ thần kinh và thành phần cấu tao của chúng ?
a. Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm: 
+ Bộ phận trung ương gồm bộ não tương ứng.
+ Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.
+ Dây thần kinh: dây hướng tâm, li tâm, dây pha.
b. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành:
+ Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân (là hoạt động có ý thức).
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).
Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của tuỷ sống ?
a. Cấu tạo ngoài: 
- Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phàn phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm.
- Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống.
b. Cấu tạo trong: 
- Chất xám nằm trong, hình chữ H (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên) là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK.
- Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
Câu 7: Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha ?
- Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.
- Mỗi dây thần kinh tuỷ được nối với tuỷ sống gồm 2 rễ:
+ Rễ trước (rễ vận động) gồm các bó sợi li tâm.: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng 
+ Rễ sau (rễ cảm giác) gồm các bó sợi hướng tâm.dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương 
- Các rễ tuỷ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tuỷ.
=> Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.
Câu 8: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não
Trụ não
Não trung gian
Tiểu não
Cấu tạo
Gồm: hành não, cầu não và não trung gian
- Chất trắng bao ngoài
- Chất xám là các nhân xám
Gồm đồi thị và dưới đồi thị
- Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám.
- Vỏ chất xám nằm ngoài
- Chất trắng là các đường

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_2_mon_sinh_hoc_lop_8.doc